Như vậy, ngoài Bệnh viện quận Thủ Đức, đến nay tại TP HCM còn có 2 nơi áp dụng mô hình cấp cứu này là Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn và Bệnh viện quận 2.
Dịp này, Sở Y tế TP HCM cũng mở thêm 2 trạm cấp cứu vệ tinh 115 đặt tại Phòng khám Đa khoa Linh Trung và Phòng khám Đa khoa Linh Xuân (quận Thủ Đức).
BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết địa bàn Thủ Đức có đặc điểm đông dân cư và giao thông tắc nghẽn thường xuyên.
Tình trạng kẹt xe tại quận Thủ Đức khiến xe cứu thương 4 bánh khó tiếp cận hiện trường nhanh
Mô hình này được bệnh viện thí điểm từ cuối năm 2018, đến nay thực sự mang lại hiệu quả, khắc phục hạn chế mà xe cấp cứu thông thường gặp phải như tiếp cận hiện trường chậm trễ do ùn tắc giao thông, thiếu xe…
Bệnh viện quận Thủ Đức đã trang bị 10 xe máy với đầy đủ dụng cụ cấp cứu cơ bản ban đầu, thiết bị chuyên dụng như bộ đàm, điện thoại, hệ thống màn hình định vị.
Cấp cứu bằng xe 2 bánh sẽ giúp giải quyết những hạn chế do kẹt xe, tận dụng "thời gian vàng" cứu người
Theo ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, xe cấp cứu 2 bánh sẽ tiếp cận nhanh chóng hiện trường tai nạn khi mà xe cứu thương không đến kịp hoặc nhà dân trong hẻm nhỏ ôtô không vào được, qua đó sẽ tận dụng "thời gian vàng" cứu người, giảm thiểu di chứng cho người bệnh. Đây là hướng đi phù hợp với yêu cầu cấp cứu trong bối cảnh đường sá chật chội, kẹt xe thường xuyên.
Bình luận (0)