xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Nguồn nhân lực y tế còn nhiều nghịch lý

Tin, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) - Tại TP HCM, bác sĩ chuyên khoa còn đông hơn nhiều lần so với bác sĩ thực hành tổng quát và bác sĩ gia đình. Mô hình tháp ngược này khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế gặp nhiều khó khăn.

PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết thông tin trên tại buổi họp mặt các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực y tế cho TP HCM nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) vào sáng nay, 21-2.

TP HCM: Nguồn nhân lực y tế còn nhiều nghịch lý - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM, tặng quà tri ân các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu tại buổi họp mặt

Tại buổi họp mặt, PGS Tăng Chí Thượng cho biết trong hơn 45 năm phát triển, ngành y tế TP HCM đã trải qua những giai đoạn thăng trầm với nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống y tế luôn được quan tâm, chú trọng đã giúp ngành y tế TP HCM luôn đứng vững và phát triển.  

PGS Tăng Chí Thượng bày tỏ sự biết ơn khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua, hình ảnh các thầy cô giáo, sinh viên ngành y cùng các y - bác sĩ lăn xả, không quản ngại khó khăn xung phong ra tuyến đầu chống dịch không bao giờ quên đối với người dân TP.

Theo PGS Tăng Chí Thượng, tính đến nay, nguồn nhân lực của ngành y tế TP HCM đã có nhiều biến đổi cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 16,07 năm 2016 lên 20 vào năm 2020. Tính đến cuối năm 2021, TP HCM có 8 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học; 8 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp, dạy nghề và hệ thống cơ sở thực hành lâm sàng tại 51 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế TP.

Số cán bộ, công chức, viên chức y tế có trình độ sau đại học cũng tăng từ 6.385 người vào năm 2016 lên 7.188 người vào năm 2020 và 8.400 người trong năm 2021. Số bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học tăng từ 3.565 vào năm 2010 tăng lên 5.115 trong năm 2015 và hiện nay là 6.028 người (năm 2021), trong đó tiến sĩ chiếm 4,98%, chuyên khoa 21,56%, thạc sĩ 20,77% và chuyên khoa cấp I chiếm 52,69%.

Tuy nhiên, PGS Tăng Chí Thượng cũng nhận định khó khăn không nhỏ hiện nay là công tác đào nguồn nhân lực y tế phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân TP HCM và cả khu vực phía Nam về số lượng, chất lượng với đủ các loại hình nhân viên tế. Tuy tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân ở TP HCM cao nhất cả nước nhưng vẫn cần tiếp tục bổ sung số lượng bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt hơn.

"Số lượng bác sĩ chuyên khoa luôn cao hơn nhiều lần so với bác sĩ thực hành tổng quát và bác sĩ gia đình. Mô hình hình tháp ngược này khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện. Nhiều lĩnh vực nhân viên tế chưa qua đào tạo, hay đào tạo không đủ số lượng so với nhu cầu thực tế" - ông nhìn nhận.

Một trong những giải pháp cải thiện những bất cập này là vừa qua, ngành y tế TP HCM đã triển khai thí điểm đưa các bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp về thực hành tại các trạm y tế, đan xen với thực hành tại các bệnh viện.

Tại buổi gặp mặt, những chuyên gia đầu ngành đã góp ý, hiến kế cho công tác phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn. GS-TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y dược TP HCM, cho rằng cần phải có sự đặt hàng cụ thể đối với hệ thống giáo dục - đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực y tế như mong muốn. Thực tế cho thấy vẫn còn thiếu sự kết nối, trao đổi giữa bộ phận đào tạo và bộ phận sử dụng nguồn nhân lực.

TP HCM: Nguồn nhân lực y tế còn nhiều nghịch lý - Ảnh 2.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, phát biểu tại buổi họp mặt

Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, cho rằng sự đóng góp của các thế hệ cán bộ quản lý y tế TP, các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu… trong công tác giảng dạy, tham gia hoạt động phòng chống dịch là rất đáng trân trọng và ghi nhận. 

Những trăn trở, góp ý về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế sẽ tiếp tục được bàn thảo, tìm lời giải trong thời gian tới; đưa công tác đào tạo nhân lực y tế của thành phố tiệm cận trình độ tiên tiến của thế giới. TP HCM sẽ chọn lựa vấn đề, tổ chức nghiên cứu để 3-5 năm tới sẽ phấn đấu giải quyết được những nghịch lý nêu trên.

Theo Chủ tịch UBND TP HCM, thời gian tới, ngành y tế TP sẽ triển khai 6 chiến lược y tế để từng bước thực hiện thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-9. Lãnh đạo TP HCM mong các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu sẽ tiếp tục phát huy và đem kiến thức, kinh nghiệm của mình hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực y tế cho TP.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo