Tiến trình phát triển của trẻ em khởi đầu với việc hình thành não và hệ thần kinh ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi ra đời, tiến trình phát triển thể chất và tâm thần cần được đáp ứng bằng cách tổ chức nếp sống hài hòa giữa ngủ, ăn uống và hoạt động thể chất.
Về mặt dinh dưỡng
Muốn có dinh dưỡng tối ưu cho trí thông minh, khẩu phần 1 ngày nên ăn theo tháp dinh dưỡng, người lớn ăn 3 bữa, còn trẻ em cần ăn làm 4 – 6 bữa. Mỗi bữa, để được cân đối dinh dưỡng, nên có đủ 4 nhóm thức ăn: Nhóm giàu bột – đường; nhóm giàu chất béo; nhóm giàu đạm và nhóm rau, trái cây giàu muối khoáng, sinh tố và chất xơ.
Muốn bảo đảm không thiếu nguyên liệu “bổ óc”, những chất đáng lưu ý là:
1. Taurine là acid amin (AA). Trong bữa ăn nếu ăn đủ thịt, cá, hải sản, trứng v.v... là không thể nào thiếu taurine. Taurine rất cần trong giai đoạn não và hệ thần kinh bộc phát và từ khi còn là phôi cho đến hết tuổi lên 3. Súc vật thiếu taurine có thể bị mù. Ở người, mắt bắt đầu có tổn thương nhưng bổ sung taurine thì trở lại bình thường. Kể như có đủ taurine thì mới mong “sáng mắt, sáng dạ” được.
2. Các acid béo “không no” DPA, DHA và dòng omega - 3 (có trong dầu cá), omega - 6 (có trong dầu cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu bắp)... “tốt cho não bộ”.
3. Các chất phụ sinh và tiền sinh là các vi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria; chất xơ hòa tan như Fructose Oligo Saccharides (FOS), các thực phẩm lên men như yaourt, dưa chua, tương, chao v.v... và nhiều loại rau, trái cây là những yếu tố hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa, nhất là ở ruột kết; giúp hấp thu tốt hơn các dưỡng chất, kể cả taurine.
Thời điểm cần chú ý
Muốn có nếp sống và chế độ ăn “tốt cho trí thông minh”, cần đặc biệt lưu ý 2 thời kỳ quyết định trong quá trình phát triển của trẻ là 2-3 năm đầu và 2-3 năm trước tuổi dậy thì. Đồng thời, phải chú ý tới giấc ngủ, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
Ngoài những thức ăn nên ăn, cũng cần nhắc đến những thức ăn nên tránh trong các trường hợp trẻ “hiếu động thái quá” và tỏ ra có “rối loạn thiếu chú ý” ảnh hưởng đến việc học. Đối với những trẻ này, ngoài một số ít chất có tự nhiên trong thức ăn, chỉ cần tránh thức ăn có phẩm màu, mùi thơm nhân tạo và phụ gia thực phẩm là những em này “ngoan hẳn lên”, học khá hơn. Trẻ hay có thói thích ăn ngọt (nhiều đường), cha mẹ thường chiều cho ăn sô-cô-la, nước ngọt có ga + caffein, tốt nhất là nên tránh và thay thế bằng nước ép trái cây, nước dừa.
Nhu cầu ngủ cũng rất quan trọng - Quan hệ của trẻ với cha mẹ phải luôn luôn tốt nhưng đặc biệt nhất là vào giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, 12 và 24 tháng tuổi. Những thời gian “tới hạn” trẻ tự khẳng định mình là lúc 2 tuổi và tuổi dậy thì 12 – 15 tuổi. Đây cũng là lúc hay gặp khủng hoảng nhất. - Gần gũi con cái không phải lúc nào cha mẹ cũng phải sát bên con, chất lượng quan hệ mới là điều quan trọng. Sự quan tâm nên theo hướng riêng từng trẻ hơn là theo hướng áp đặt của cha mẹ... Nhu cầu giấc ngủ cũng cần không kém gì nhu cầu dinh dưỡng. Trẻ càng nhỏ càng cần phải ngủ nhiều và càng lớn, giấc ngủ ban đêm càng quan trọng hơn, tuy nhiên vẫn cần ngủ trưa, với số giờ ngày một ít đi. Trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ/ngày, trong đó ngủ ngày chừng hơn 6 giờ. Trẻ 3 tuổi cần ngủ khoảng 12 giờ/ngày, ngủ trưa chừng 2 giờ...). Trẻ ngủ có đủ thì học mới mau nhớ, nhớ lâu... |
Bình luận (0)