xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ dồn dập nhập viện

NGỌC DUNG - ANH THƯ

Thời tiết thay đổi những ngày qua làm rất nhiều trẻ bị các bệnh lý hô hấp, tai mũi họng… phải đi khám và điều trị khiến nhiều bệnh viện quá tải trầm trọng

Theo ghi nhận của phóng viên sáng 16-10, tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương - Hà Nội, dù có tới 50 phòng nhưng đến cuối buổi, mỗi phòng đều tiếp nhận 60-80 bệnh nhi, cá biệt có phòng khám chuyên khoa lên đến 90 cháu. Hầu hết bệnh nhi đều bị các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, hen phế quản, tay chân miệng, tim mạch... Tình trạng này kéo dài đã nhiều ngày nay.

Nhiều bệnh vào mùa

Bác sĩ (BS) Lê Thị Hồng Hạnh, Phó trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Trung ương, cho biết bình thường, mỗi ngày khoa chỉ tiếp nhận 10-15 bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết chuyển mùa, có ngày khoa tiếp nhận và cấp cứu cho hàng chục, thậm chí cả trăm cháu.
img
Ở Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, hiện trung bình mỗi ngày có trên 300
 bệnh nhi điều trị nội trú vì các bệnh hô hấp . Ảnh: HỒNG THÚY

Phần lớn bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp. Nhiều cháu nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Theo BS Hạnh, thời tiết miền Bắc thay đổi như hiện nay là cực “nhạy” với trẻ em. Với nền nhiệt ban ngày và đêm chênh lệch nhau khá nhiều, trẻ không thích ứng kịp nên dễ nhiễm bệnh. Kiểu thời tiết này cũng rất thích hợp cho vi khuẩn, virus phát triển và tấn công trẻ do hệ hô hấp của các cháu chưa hoàn thiện.

Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai - Hà Nội, số lượng trẻ tới khám và điều trị những tuần gần đây tăng khoảng 40%-50% so với bình thường. Trung bình, mỗi ngày, khoa này tiếp nhận hơn 200 bệnh nhi, trong đó quá nửa là do sốt virus và các bệnh đường hô hấp.

Ở TPHCM, các BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và khoa nhi của nhiều BV khác cũng có số lượng trẻ em phải đến khám, nhập viện vì những bệnh về hô hấp tăng cao suốt vài tuần gần đây. Tại Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, đây là thời điểm đông bệnh nhi nhất trong năm với trung bình trên 300 cháu nội trú; thậm chí, có ngày con số thống kê đạt mức trên 350.

Theo ThS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, ở khu vực miền Nam, bệnh nhi hô hấp thường cao nhất trong những tháng 8, 9 và 10, đến tháng 11 mới giảm đôi chút, tháng 12 giảm rõ rệt và tháng 1 năm sau thì tạm “yên ắng”. “Đây là thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi” - BS Tuấn giải thích.

Số trẻ em bị các bệnh về đường hô hấp điều trị ngoại trú tại các BV, phòng khám ở TPHCM cũng tăng cao. Các bệnh nhi hen suyễn dễ lên cơn ở thời điểm này do nhiễm trùng hô hấp. Theo BS Tuấn, trong các bệnh này thì viêm tiểu phế quản chiếm số lượng nhiều nhất. Đây lại là một căn bệnh nguy hiểm, thường chỉ gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ càng nhỏ thì  càng dễ nặng. BS Tuấn cảnh báo: “Đây là một loại bệnh do virus gây ra. Lưu ý là người lớn và trẻ lớn cũng có thể nhiễm loại virus này.

Bệnh diễn biến rất nhanh

Theo một số BS nhi khoa, nhiều bậc cha mẹ thường căn cứ vào dấu hiệu trẻ bị ho, sốt để cho con đi khám. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, đây không phải là những dấu hiệu đặc hiệu. Cùng là bệnh cúm mùa nhưng trẻ lớn có thể sốt rất cao, hắt hơi, ho, sổ mũi..., trong khi với trẻ sơ sinh, thường diễn biến nặng và rất nhanh nhưng biểu hiện lâm sàng kín đáo nên khó phát hiện và dễ bỏ qua. Vì thế, có những trẻ không sốt cao và ho nhiều nhưng khi phát hiện đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.

PGS-TS-BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, lưu ý các bậc phụ huynh, nếu thấy trẻ bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc thở nhanh, thấy rõ 2 cánh mũi phập phồng thì cần đưa đi khám sớm. Thậm chí, kể cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, không nhanh nhẹn như mọi ngày cũng có thể là dấu hiệu của bệnh. Với trẻ bị sốt virus thông thường, có thể chăm tại nhà sau khi có hướng dẫn của thầy thuốc. Sau 3 ngày kể từ khi được BS khám, nếu vẫn còn sốt, cần đưa trẻ khám tại cơ sở y tế vì nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng giống sốt virus. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất dễ bị viêm phổi do cha mẹ chủ quan.

Nhiều BS nhi lưu ý thời điểm này bắt đầu vào mùa tiêu chảy do Rotavirus nên cha mẹ cần chú trọng hơn. Tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như cảm lạnh, ngộ độc thực phẩm; thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ mọc răng. “Chính những nhầm lẫn đáng tiếc đó khiến không ít trẻ nhập viện trong tình trạng mất nước do không được điều trị đúng cách” - TS Dũng cảnh báo.

Phòng bệnh hô hấp

BS Trần Anh Tuấn cho biết để phòng bệnh, phụ huynh cần lưu ý rửa tay cho trẻ thường xuyên và rửa tay cho chính mình khi chăm sóc các cháu nhằm tránh việc vô tình thành trung gian truyền bệnh cho trẻ. Khi thời tiết trở lạnh, nên lưu ý giữ ấm cho trẻ, nhất là các cháu dưới 12 tháng tuổi; đồng thời, thay quần áo thoáng mát cho trẻ khi trời nóng, ngột ngạt. Không nên cho trẻ tiếp xúc với người lớn hay trẻ khác đang bị các  bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khi sử dụng quạt máy nên để ở mức vừa phải, nhiệt độ máy lạnh không quá chênh lệnh với thời tiết bên ngoài.

Ngoài ra, nên chủng ngừa cúm cho trẻ từ lúc này. Các cháu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ như trẻ mắc hen suyễn, bệnh tim, thận mãn tính thì càng nên được chủng ngừa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo