Theo đó, ngoài các nội dung về bảo quản, vận chuyển, tiếp nhận vắc-xin; các bước tổ chức buổi tiêm chủng; giám sát, điều tra, báo cáo; thông tư còn quy định số lượng được tiêm chủng tại một điểm trong một buổi không quá 100 trẻ. Cũng theo hướng dẫn này, việc quản lý đối tượng tiêm chủng sẽ được thực hiện bằng công nghệ thông tin nhằm hạn chế thấp nhất chuyện bỏ sót trẻ trong độ tuổi tiêm chủng bắt buộc.
Bộ Y tế đang xây dựng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và dự kiến đến cuối năm 2018, các điểm tiêm chủng sẽ chính thức thực hiện. Phần mềm này đang được triển khai thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, phần mềm tiêm chủng sẽ quản lý từng đối tượng tiêm chủng. Mỗi cá nhân sẽ có mã số riêng (số ID) để theo dõi lịch sử tiêm chủng suốt đời với các thông tin về quá trình tiêm chủng, địa điểm, thời gian và tên cán bộ phụ trách tiêm. Điều này giúp cán bộ tiêm các mũi vắc-xin tiếp theo nắm rõ đối tượng đã được tiêm chủng hay chưa, thời gian và ở địa bàn nào trước đó nếu người này di chuyển nơi ở.
Bình luận (0)