Bệnh nhi Trương Thị Thúy An (5 tuổi) được đưa đến Bệnh viện (BV) Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) trong tình trạng sốt cao, li bì, sốc, co giật. Điều trị đến ngày thứ hai, bệnh tình của bé không thuyên giảm mà ngày càng nguy kịch với biểu hiện mạch, huyết áp không đo được, yếu chi và được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng độ 4.
Giành giật sự sống
Việc điều trị cho bệnh nhi Trương Thị Thúy An nằm ngoài tầm tay của các bác sĩ tại đây nhưng cũng không thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên vì nguy cơ tử vong dọc đường rất cao. Trong phút giây căng thẳng, để giành giật sự sống cho bệnh nhân, các bác sĩ của BV Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu qua máy tính, kết nối với BV Nhi Đồng 1 (TPHCM) để nhờ hỗ trợ chuyên môn. Trong chớp nhoáng, một cuộc hội chẩn qua mạng được khẩn cấp tiến hành.
Bấy giờ, tại BV Nhi Đồng 1, thông qua những hình ảnh, dữ liệu được BV Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu truyền qua màn hình, các bác sĩ đã nhanh chóng tư vấn, hướng dẫn, đưa ra những chỉ dẫn chi tiết để can thiệp. Buổi hội chẩn từ xa đã phát huy hiệu quả. Sau một tuần điều trị, bệnh nhi này đã bình phục và xuất viện trong niềm vui khôn xiết của gia đình.
Triển vọng mới
Ở các bệnh viện nhi hiện nay, do quá tải nên bệnh nhân luôn phải nằm chung giường.
Tình trạng này sẽ được cải thiện một phần khi hệ thống chẩn đoán từ xa hoạt động tốt
Sẽ mở rộng mạng lưới Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa nằm trong nhóm các dự án trọng điểm của chương trình phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của TPHCM.
Hệ thống này có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào việc chữa bệnh cứu người ở những nơi điều kiện khó khăn chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận y học hiện đại, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Trong thời gian tới, TPHCM sẽ tiếp tục hoàn chỉnh, mở rộng, nâng số đơn vị hỗ trợ chuyên môn tại TPHCM lên 11 BV đa khoa, chuyên khoa và nâng số BV nhận hỗ trợ từ tuyến dưới lên thành 100 đơn vị. |
Bình luận (0)