Ảnh Corbis
Sản phụ đổ bệnh vì được “cơm bưng nước rót”
Tuy nhiên, sau khi hút dịch và dùng kháng sinh mạnh, bệnh nhân lại vẫn tiếp tục sốt cao 40-41 độ C. Theo dõi đến ngày thứ 4 thì mới khẳng định được là do sốt xuất huyết.
Trước đó là trường hợp của chị N.T.H (Vĩnh Tuy, Hà Nội). Do trong thời kỳ mang thai, chị lên tới 20 kg nên khi sinh em bé xong, bụng chị vẫn còn rất to, khi nằm thì “chảy xệ”. Đến hơn tuần sau thì có dấu hiệu trướng bụng, óc ách rất khó chịu. Khi tới bệnh viện khám, siêu âm, bác sĩ cũng thấy trong tử cung của chị còn rất nhiều dịch nên phải làm thủ thuật hút dịch.
Cần đi lại 8 tiếng sau sinh
“Cả hai trường hợp này, khi tôi hỏi kỹ, mới biết họ kiêng khem quá kỹ càng. Mọi việc ăn, uống đều được gia đình phục vụ ngay tại giường. Đến cho con bú cũng bú nằm cho tiện. Còn việc thay tã, tắm gội cho con đã có bà nội, bà ngoại lo. Họ không ra khỏi giường chỉ trừ lúc đi vệ sinh. Việc kiêng khem, ngại đi lại sau sinh chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bế sản dịch, khiến tử cung không co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài”, BS Lê Thị Kim Dung, TT Y tế lao động (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội), nói.
Hiện tượng tử cung co bóp là để đẩy sản dịch ra ngoài. Nếu có vận động hợp lý (chỉ nghỉ ngơi 8-10 tiếng sau sinh rồi tập đi lại nhẹ nhàng) thì tử cung sẽ co bóp tốt hơn, sản dịch ra nhiều rồi ít dần và mất hẳn (có thể kéo dài từ vài ngày tới 45 ngày). Nếu ra ít dịch, thân nhiệt tăng hay sản dịch ra quá nhiều, ồ ạt thì đều cần phải đi khám.
Cũng cần lưu ý, dù sản dịch ra không nhiều nhưng cần thường xuyên thay băng vệ sinh (4-5 tiếng/lần).
Bình luận (0)