xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truyền nước biển - Lợi, hại ra sao?

Th.S - BS Phan Hữu Phước (BV Nguyễn Trãi)

Một trong những loại dịch truyền đầu tiên được dùng trong y học là dung dịch Natri -Clorua 9‰ (chín phần ngàn), dung dịch này có vị mặn như nước biển cho nên người ta hay gọi là dịch truyền nước biển.

Trên thị trường thuốc hiện nay có khá nhiều loại nước biển nhưng nhìn chung chỉ có 3 loại cơ bản như sau:

1. Loại nước biển dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể dùng trong các trường hợp suy kiệt, ăn uống kém...

Đây là dung dịch ngọt hay dung dịch glucoza, glucose hoặc destrose dùng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có nhiều loại dung dịch glucoza: Glucoza 5% tức là cứ 100 ml nước thì có 5 g đường glucose, tương tự như vậy ta có glucoza 10%, 20%, 30% là loại dung dịch có chứa nhiều đường hơn, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn.

Nước biển chứa chất đạm còn gọi là acid amin, chất béo và vitamin, trên thị trường có một số loại như: Alversin 40, Amino - Plasmal 5%, Nutrisol 5%, Vitaplex, Lipofundin... Các loại nước biển này đắt tiền hơn nhiều, chủ yếu cung cấp đạm, chất béo hay vitamin trong các trường hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng.

2. Loại nước biển dùng để cung cấp các chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước, mất máu (tiêu chảy, phỏng...) như dung dịch Lactate Ringer, dung dịch Natri Clorua 0,9%, dung dịch bicarbonate Natri 1,4%...

3. Các loại nước biển đặc biệt như: huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất đạm hay bù nhanh thể tích dịch tuần hoàn trong cơ thể...

Rất nhiều bà con khi thấy trong người mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít, thì nghĩ ngay đến việc truyền nước biển để phục hồi sức khỏe. Điều này chỉ đúng một phần. Thực tế dịch truyền là một liều thuốc rất hiệu quả nếu như ta dùng đúng bệnh, đúng lúc, và đúng liều (truyền 1/2 lít nước biển ngọt (glucoza 5%) sẽ cung cấp năng lượng tương đương ăn 1 chén cơm), còn nếu ta dùng dịch truyền một cách bừa bãi, vô thưởng vô phạt thì nguy hiểm vô cùng, vừa mất tiền lại có khi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trong cơ thể mỗi người đều có các chỉ số trung bình về đường, muối, các chất điện giải... Nếu một trong các chỉ số trên thấp hơn mức bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Các bác sĩ thường dựa vào các kết quả xét nghiệm để xác định trường hợp nào cần và trường hợp nào chưa cần truyền nước biển. Trong một số trường hợp tuy chưa có kết quả xét nghiệm, bác sĩ vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch khi thấy người bệnh mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, hoặc trước và sau khi giải phẫu...

Quá trình truyền nước biển có thể gặp một số nguy hiểm như: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực... Gặp các trường hợp này, người nhà cần báo ngay để nhân viên y tế kịp thời xử lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo