icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tử vong phần lớn do nhập viện muộn

Ngọc Dung

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào ngày 17-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn thừa nhận số ca mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng đã cao hơn nhiều lần so với cùng kỳ các năm trước một phần nguyên nhân do khống chế dịch chưa hiệu quả, công tác tuyên truyền còn nhiều thiếu sót. Mặc dù các thông điệp được phát ra rất rầm rộ nhưng lại chưa rõ ràng, chưa đến với cộng đồng và đi vào từng gia đình.

img
Các bác sĩ đang cứu chữa bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: N.Thạnh

Hiện Cục Quản lý môi trường y tế đã có đề xuất cung cấp xà phòng rửa tay cho người dân ở những điểm nóng của vùng dịch. Tuy nhiên, làm thế nào để hướng dẫn người dân có thói quen rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, rửa tay thường xuyên cho trẻ… cũng không đơn giản.

“Tới đây, ngành y tế sẽ tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng ngay tại hộ gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo. Sẽ có các đội tư vấn trực tiếp để hướng dẫn người dân rửa tay bằng xà phòng. Trong khi không có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc- xin phòng bệnh thì rửa tay chính là “vắc-xin” để tiêu diệt mầm bệnh” - ông Huấn khẳng định.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết các trường hợp tử vong do bệnh  tay chân miệng thời gian qua phần lớn do bệnh nhân được đưa đến bệnh viện muộn, bệnh diễn biến nặng trong khi chủ yếu là bệnh nhi rất nhỏ tuổi  (dưới 3 tuổi).

Từ khi có phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới cùng với việc khẩn trương cập nhật phác đồ mới, số ca tử vong đã giảm nhanh. Theo báo cáo của các tỉnh phía Nam, thời điểm trước đó có những tuần ghi nhận tới 5 ca tử vong nhưng sau khi cập nhật phác đồ mới đã giảm còn 1 ca/tuần. Tuy nhiên, để việc điều trị hiệu quả hơn, đặc biệt tại tuyến dưới thì sẽ phải tiếp tục triển khai tập huấn, kết hợp các bác sĩ trong chương trình tăng cường y tế tuyến trên về tuyến dưới để tập huấn và hỗ trợ chuyên môn.

Khẩn trương nghiên cứu tính miễn dịch

Theo ông Trịnh Quân Huấn, đến thời điểm này các nghiên cứu chưa khẳng định có sự biến đổi của virus gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, hai viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Pasteur TPHCM vẫn đang khẩn trương nghiên cứu về các vấn đề liên quan, trong đó có nghiên cứu về tính miễn dịch. Cụ thể là nghiên cứu xem có hay không miễn dịch tự nhiên ở các trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng vì với một số bệnh như sởi, quai bị, cơ thể sẽ có kháng thể miễn dịch từ 10 - 15 năm sau mắc. Nếu có kháng thể bệnh sau khi mắc thì trong bao lâu và ở nhóm tuổi nào. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng xem xét bệnh tay chân miệng  có chu kỳ dịch hay không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo