Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non, mềm như thạch chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm đại tràng.
Nước quả dừa xanh còn non chứa nhiều vi lượng, khoáng tố cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, vitamin C cùng các loại vitamin B như acid folic.
Điều lý thú ít người biết là nước dừa còn có tác dụng chữa bệnh. Cụ thể:
- Chữa kiết lỵ cấp tính: Rửa sạch 50 g rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước của một quả dừa tươi, uống. Mỗi ngày 1 quả.
- Trị nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt, trộn đều rồi uống.
- Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau. Mỗi thứ 30 g trộn đều rồi uống.
- Tẩy sán lá: Buổi sáng chưa ăn lấy 1/2 quả dừa uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng).
- Chữa khàn tiếng: Giã 8 g rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước 1 quả dừa tươi để uống.
- Khử độc rượu, bôi trơn khớp: Lấy 1 quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp; 30 g đậu đen vo sạch cho vào trong quả rồi đậy nắp lại, đặt lên một cái đĩa. Đặt cả dừa và đĩa vào nồi, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1 – 2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại.
Nước dừa tuy tốt nhưng không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:
- Đi ngoài trời nắng nóng đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
- Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và giảm phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
- Những người có thể tạng thuộc âm (như da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…) thì không nên dùng nước dừa.
Theo y học cổ truyền, dừa là loại trái cây chứa nhiều nước nên có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của tạng tì. Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp nói trên sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hòa. Nước dừa khi lấy ra khỏi quả sẽ bị ôxy hóa, làm mất khí vị. Vì vậy, nên để nguyên cả quả mà uống là tốt nhất, nên uống ngay tại gốc, khi vừa chặt.
Bình luận (0)