Hai giai đoạn sinh lý của giấc ngủ
Giai đoạn ngủ không có hiện tượng mắt chuyển động nhanh (NREM) chiếm 75% toàn bộ giấc ngủ. Đây là giai đoạn ngủ tương đối yên bình.
Giai đoạn ngủ có hiện tượng mắt chuyển độ
ng nhanh (REM) chiếm 25% giấc ngủ và còn gọi là giai đoạn giấc ngủ nghịch thường. Trong giai đoạn này, mắt bệnh nhân có sự di chuyển qua lại, các thông số về mạch, huyết áp về hô hấp đều cao hơn giai đoạn NREM nhiều. Đặc điểm nổi bật nhất là các giấc mơ. 60-90% bệnh nhân nếu chợt thức giấc trong giai đoạn này đều có khả năng nhớ lại các giấc mơ đang xảy ra. Giấc ngủ REM xuất hiện thành cơn, kéo dài từ 5-30 phút với chu kỳ khoảng 90 phút. Giấc ngủ REM dường như rất quan trọng đối với sức khỏe vì khi thí nghiệm ở chuột, nếu thiếu giấc ngủ REM có thể dẫn đến chết sau vài tuần .Rượu làm xáo trộn giấc ngủ
Nếu uống rượu trước khi ngủ thì đầu tiên sẽ có hiệu quả kích thích, sau đó rượu có thể làm người uống đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Chính vì tác dụng an thần này nên nhiều người uống rượu để mong dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu uống rượu trong vòng một giờ trước khi ngủ sẽ gây xáo trộn nửa giấc ngủ cuối. Người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc bởi những giấc mơ và ngủ lại rất khó khăn. Nếu vẫn tiếp tục dùng rượu trước khi ngủ lâu dài thì hiệu quả an thần sẽ giảm, trong khi tác động gây xáo trộn giấc ngủ ngày càng tăng. Rối loạn giấc ngủ kiểu này thường gây ra mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở người già vì khi họ uống cùng liều lượng rượu với người trẻ thì nồng độ rượu trong máu và não của họ lại cao hơn nhiều. Ngoài ra, khi người già uống rượu trước khi ngủ nếu cần đ
i tiểu ban đêm dễ bị loạng choạng gây té ngã.Vài nghiên cứu đã chứng minh nếu uống một liều lượng rượu trung bình vào kho
ảng 6 giờ trước khi đi ngủ thì cũng có thể gây tăng số lần thức giấc ở nửa giấc ngủ cuối.Rượu và các rối loạn hô hấp
Những người nghiện rượu dường như dễ bị ngưng thở khi ngủ hơn, nhất là khi họ ngáy. Ngoài ra, khi uống một lượng rượu từ trung bình đến nhiều vào buổi tối có thể gây hẹp đường hô hấp trên và gây nhiều đ
ợt ngưng thở ngay cả ở những người chưa biểu lộ triệu chứng của chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA). Rượu cũng thường gây tăng thời gian ngưng thở, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý chứng OSA hiện có.Việc các bệnh nhân bị chứng OSA uống rượu mỗi ngày sẽ làm tă
ng nguy cơ đụng xe (do mệt mỏi) gấp 5 lần nếu so sánh với bệnh nhân OSA không uống hay uống rất ít. Ngoài ra sự phối hợp giữa rượu, OSA và chứng ngáy sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn đau tim, rối loạn nhịp tim, chứng đột quỵ và đột tử.Giấc ngủ có thể không bao giờ trở về bình thường
Đối với những người đang uống rượu hay đang có hội chứng cai rượu, thì
những rối loạn giấc ngủ liên quan đến chứng nghiện rượu bao gồm tăng thời gian cần thiết đi vào giấc ngủ, thường hay thức giấc, giảm cảm giác khỏe khoắn khi thức dậy và thường cảm thấy mệt vào ngày hôm sau. Một người nghiện rượu nặng bỗng ngưng rượu bất chợt có thể bị hội chứng cai rượu với nhiều triệu chứng khác nhau trong đó có mất ngủ nặng. Sự giảm giấc ngủ NREM trong hội chứng cai có thể làm giảm tổng số giờ ngủ. Người ta còn nghĩ rằng sự tăng giấc ngủ REM có thể liên quan đến vài loại ảo giác đôi khi xuất hiện trong hội chứng cai.Ở những người đang hồi phục, giấc ngủ có t
hể không bao giờ trở về bình thường dù cho sau nhiều năm kiêng rượu. Những người đang kiêng rượu thường ngủ kém, giảm số lượng giai đoạn NREM và tăng thức giấc ban đêm dẫn đến suy giảm về số lượng và chất lượng giấc ngủ đưa đến mệt mỏi ban ngày. Nếu uống rượu nhiều trở lại có thể làm tăng NREM và giảm thức giấc ban đêm. Sự cải thiện ban đầu này dễ gây tái phát nghiện rượu vì nhiều người tưởng lầm rằng uống rượu sẽ cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên nếu cứ liên tục uống thì sẽ tiếp tục bị rối loạn giấc ngủ.
Bình luận (0)