1. Chúng ta thường có thói quen sau bữa cơm là pha một ấm trà để uống. Nhưng đây lại là một thói quen thiếu tính khoa học. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.
2. Vào mùa hè, người người uống trà đá, nhà nhà uống đá với trà, nhất là người miền Nam, quanh năm uống trà đá. Thế nhưng, uống trà lạnh thực chất chỉ ''sướng cái miệng'', không những làm mất tác dụng giải nhiệt nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm, dẫn đến bị các bệnh về tai, mũi, họng. Nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.
3. Thói quen uống nước chè đặc thường xuyên nói lên điều gì? Uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có nhiều chất nhu làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống, không tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.
4. Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận... nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú mà uống nước chè đặc thì sữa cũng ít đi. Các cụ ta đã khuyên "thái quá bất cập", với trà, không nên uống quá 1 lít mỗi ngày.
Bình luận (0)