Để xem xét hiệu quả của vắc-xin mới, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm đối với hai nhóm khác nhau để so sánh: nhóm thứ nhất gồm khoảng 9.000 phụ nữ được tiêm loại vắc-xin mới, nhóm phụ nữ còn lại được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan A. Sau 15 tháng theo dõi, kết quả cho thấy vắc-xin mới phát huy tới 90,4% tác dụng chống lại dấu hiệu thương tổn ở giai đoạn trước khi mắc ung thư cổ tử cung.
Giáo sư Jorma Paavonen, thuộc Trường Đại học Helsinki (Phần Lan), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết vắc-xin vừa thử nghiệm đã mang lại “hiệu quả cao, tác dụng phụ không đáng kể và giúp tăng khả năng miễn dịch tốt”. Tuy nhiên, dược phẩm mới không có tác dụng điều trị bệnh mà chỉ có khả năng phòng ngừa do vậy việc sử dụng chúng không có hiệu quả đối với những phụ nữ đã bị chẩn đoán dương tính đối với cả hai chủng HPV 16 và 18.
Theo thống kê của UNFPA, 70% số trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới là do chủng HPV 16 và 18 gây ra (khoảng 500.000 người/năm). Hiện vắc-xin trên đang tiếp tục được thử nghiệm và dự kiến, sẽ được tung ra thị trường với nhãn hiệu Cervarix, do Công ty Dược phẩm GlaxonSmithKline (Anh) sản xuất. UNFPA cho biết, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ với tỉ lệ tử vong dự báo tăng khoảng 25% trong 10 năm tới.
Bình luận (0)