* Phóng viên: Sau những vụ tai biến cuối năm 2012, mới đây lại có thêm nhiều trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem. Vậy phán đoán ban đầu của ngành y tế về các tai biến nghiêm trọng này như thế nào, thưa ông?
- Không loại vắc-xin nào là an toàn 100%. Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên nhằm kích thích sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Những trường hợp phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau… là các biểu hiện hay gặp phải sau khi tiêm vắc-xin. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị kịp thời và thích hợp. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp tử vong vì lý do khác như trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh khác của trẻ tại thời điểm tiêm chủng.
Ảnh: DƯƠNG NGỌC
* Thưa ông, vì sao hầu hết các ca tai biến nặng sau khi tiêm vắc-xin đều không tìm thấy nguyên nhân?
- Để đưa ra kết luận nguyên nhân phản ứng sau khi tiêm vắc-xin thì cần dựa trên các bằng chứng khoa học, kết quả điều tra phản ứng sau tiêm và kết luận của hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc - xin, sinh phẩm y tế. Tuy nhiên, có một số trường hợp khó xác định nguyên nhân tai biến do sốc phản vệ hay trùng hợp ngẫu nhiên vì các bé đều tử vong tại nhà, không có hồ sơ theo dõi diễn biến của phản ứng sau tiêm ở cơ quan y tế và cũng không mổ tử thi. Chúng tôi đang phối hợp cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước tìm nguyên nhân của các trường hợp này.
* Phần lớn các vụ tai biến xảy ra tại tuyến cơ sở, điều này đặt ra nghi vấn điều kiện bảo quản ở Việt Nam có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng vắc-xin?
- Có 2 bằng chứng khoa học chứng minh chất lượng vắc-xin tốt: Thứ nhất, Quinvaxem là vắc-xin có chỉ thị về nhiệt độ khi bảo quản không tốt, không đúng, trong khi quá trình kiểm tra không phát hiện sự đổi màu. Thứ hai, việc kiểm tra ngẫu nhiên định kỳ thường xuyên về chất lượng vắc-xin của các tuyến và điểm tiêm chủng của Viện Kiểm định vắc-xin và sinh phẩm y tế không phát hiện điều gì bất thường.
* Ngoài cháu bé tử vong tại TP Đà Lạt, 14 trường hợp khác tại tỉnh Lâm Đồng cũng có phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem. Trong tình huống như vậy, có thể lý giải nguyên nhân do đâu?
- Thông thường, nhiều trẻ sau khi tiêm vắc-xin đều có sốt nhẹ, phản ứng sưng đau tại chỗ tiêm. Trước đây, với những biểu hiện thông thường như trẻ sốt, quấy khóc, cha mẹ không đưa đến bệnh viện nhưng gần đây, do có nhiều trường hợp tử vong sau khi tiêm nên họ mới đưa trẻ đến bệnh viện theo dõi. Vì vậy, có thể số báo cáo các trường hợp phản ứng sau khi tiêm vắc-xin tăng lên, nhất là các phản ứng nhẹ.
* Năm 2012 ghi nhận nhiều trẻ có phản ứng nặng sau tiêm chủng, vậy tỉ lệ này có cao hơn so với mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới?
- Phản ứng sau tiêm ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới. Số trường hợp phản ứng sau tiêm nặng xảy ra trong năm 2011 được ghi nhận là 10 (4 trường hợp có thể liên quan đến tiêm chủng, không có tử vong) và năm 2012 là 13 (4 trường hợp bệnh và 1 tử vong có thể liên quan đến tiêm chủng). Báo cáo từ các địa phương cho thấy không có gia tăng bất thường về số trường hợp phản ứng sau tiêm.
* Thời gian qua, một số nước đã ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem? Liệu có phải số ca tử vong sau khi tiêm vắc-xin này có bất thường, thưa ông?
Thêm 4 trẻ tai biến, 1 tử vong sau tiêm Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết trong đợt tiêm chủng vừa qua tại huyện Kim Thành, 4 trường hợp có các biểu hiện phản ứng và 1 tử vong trong tổng số hơn 40 trẻ được tiêm vắc-xin Quinvaxem. Nạn nhân tử vong là cháu Đ.T.L (3 tháng tuổi) ở xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành. Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương cho biết trước đó, sáng 25-3, cháu L. được tiêm phòng mũi 2 Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương, cháu L. nhập viện với các biểu hiện điển hình của nhiễm khuẩn huyết. Kết quả cấy máu mới đây cũng khẳng định cháu tử vong do nhiễm khuẩn huyết chứ không phải phản ứng với vắc-xin. Hội đồng chuyên môn đang điều tra để có đánh giá toàn diện về sự cố sau tiêm chủng vừa qua tại Hải Dương. Dự kiến, kết quả sẽ được công bố trong tuần tới. Tuy nhiên, nhiều khả năng ca tử vong này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm tiêm Chính quyền tỉnh Hải Dương đã tạm ngừng sử dụng lô vắc-xin liên quan đến các ca tai biến nói trên. Sau khi có kết luận chính thức từ hội đồng chuyên môn, nếu không phải do lô vắc-xin này thì chúng sẽ được sử dụng trở lại. |
Bình luận (0)