xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vết thương nhỏ, tổn thương lớn

Bài và ảnh: ANH THƯ

Tổn thương không để lại dấu vết rõ ràng bên ngoài vẫn có thể nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách

Bác sĩ (BS) Mai Văn Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện (BV) Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, kể: Có lần, một thanh niên vào BV này điều trị với một bàn chân bị phù, cẳng chân có vết bầm do va quệt xe máy đã lâu. Theo bệnh nhân kể lại, tuy va chạm khá mạnh nhưng chân anh không có vết thương hở nào, chỉ có một vết bầm nhưng không hiểu sao mấy tuần không thấy hết, chân vẫn rất đau, phù và khó khăn khi di chuyển.

Nặng thêm do xử lý sai

“Hỏi ra, tôi mới biết sau khi gặp tai nạn, vì thấy bầm nhiều nên anh về nhờ người nhà bóp thuốc nam, dầu nóng thật nhiều cho mau khỏi. Tuy nhiên, việc xoa bóp dầu nóng quá nhiều vô tình làm tổn thương nặng hơn, gây xuất huyết bên trong, rối loạn vận mạch, rối loạn biến dưỡng, bàn chân cũng dần bị phù theo… Tổn thương này đáng lẽ nên được chườm lạnh nhẹ nhàng, vừa phải” - BS Thu giải thích.

Một cậu bé khác thì bị té đập gối xuống đường nhưng lại sưng bầm ở… vùng bắp chân. Cha mẹ cậu bé đã đưa con đi kiểm tra ở BV địa phương nhưng BS không phát hiện gì bất thường nên gia đình chỉ xoa bóp, đắp thuốc. BS Thu kể lại: “Đến khi tôi khám cho cậu bé thì đã 2 tuần kể từ ngày bị ngã nhưng vết thương vẫn còn rất đau. Theo lời kể của gia đình, bé chỉ bị ngã theo thế quỳ gối nhưng lại bầm ở bắp chân chứng tỏ cú ngã khá mạnh, gây xuất huyết nội, máu chảy xuống nên vùng bắp chân mới xuất hiện vết bầm dù không va đập. Kết quả X-quang cho thấy cậu bé bị gãy bong sụn tiếp hợp ở mâm chày, một tổn thương khó phát hiện. Chúng tôi đã phẫu thuật cho bé. Nếu phát hiện sớm, tổn thương này chỉ cần nắn và bó bột là xong”.

img
Khám cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM

BS Trần Phương, Phó trưởng Khoa Cấp cứu BV Chấn thương Chỉnh hình, nhớ lại một trường hợp rất đáng thương. Một cậu bé mới 9 tuổi đi đá banh với bạn và bị ngã, được BV địa phương chẩn đoán là bong gân cổ chân, gia đình cho bó thuốc nam. Tuy nhiên, cháu bé vẫn rất đau, tình trạng ngày một nặng. Bốn ngày sau tai nạn, bệnh nhi được chuyển đến BV Chấn thương Chỉnh hình trong tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, tính mạng bị đe dọa dù nhìn bên ngoài không thấy vết thương hở nào. BV này phải mời các BS BV Nhi Đồng 1, BV Bệnh nhiệt đới cùng hội chẩn và cố gắng điều trị kháng sinh nhưng bé vẫn không qua khỏi vì sốc nhiễm trùng quá nặng.

BS Phương cho biết tuy không thấy vết thương hở nhưng rất có thể khi ngã ở vị trí bị bong gân, bệnh nhân có những vết trầy xước, tạo nên những “đường vào” tưởng như vô hình cho vi khuẩn. Thương tổn không được xử lý đúng cách mà lại bị bó những loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến nhiễm trùng.

Tổn thương “vô hình”

Theo BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, va chạm mạnh hay té ngã có thể gây ra rất nhiều dạng tổn thương dù vết thương hở bên ngoài rất nhỏ hoặc thậm chí không có. Các tổn thương “vô hình” có thể gặp là tổn thương ở xương, sụn, dây chằng, tụ máu, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng…

“Có những người bị đập vai một cái thật mạnh, không hề thấy chút máu nào, cũng không bầm, không sưng nhưng tay thì cứ yếu dần, thậm chí liệt ngay. Thực ra, cú đập vai ấy đã tác động đến đám rối thần kinh ở vùng cổ, cánh tay khiến chúng tổn thương và yếu liệt dù chẳng thấy vết thương đâu cả” - BS Ánh nêu ví dụ.

Trên thực tế, những vết thương chảy máu nhiều, biểu hiện bên ngoài rõ nét thường làm bệnh nhân lo lắng và cố gắng điều trị, còn những vết thương “vô hình” đôi khi ít được quan tâm. Việc đánh giá sai tình trạng của tổn thương có thể dẫn đến việc phải điều trị phức tạp hơn, phải can thiệp phẫu thuật hoặc dẫn đến biến chứng nặng.

“Ví dụ như một bệnh nhân 17 tuổi tôi vừa điều trị, bị tổn thương ở xương cẳng chân, đáng lẽ phải bó bột nhưng gia đình lại không muốn và chỉ đi quấn băng thun cố định tạm. Lúc tìm đến đây, đã 3 tháng trôi qua từ khi ngã nhưng cậu  vẫn thấy đau. Khi kiểm tra bằng X-quang, tôi phát hiện xương cậu ta chưa liền, dù rằng ở tuổi đó thì đáng lẽ các tổn thương dạng này phục hồi rất nhanh. Thực ra, tổn thương xương không thể lành là do không được cố định đúng cách, đúng lúc” – BS Ánh kể.

Theo ông, khi gặp những tai nạn hay chấn thương có biểu hiện bên ngoài không nhiều nhưng vẫn cảm thấy đau, ảnh hưởng đến di chuyển, sưng tấy, mất cảm giác… thì bệnh nhân nên sớm đến BS chuyên khoa để được kiểm tra vì rất có thể họ đang bị một thương tổn “ngầm” không nhỏ.

Vết bầm cũng nguy hiểm

BS Mai Văn Thu cảnh báo trong những trường hợp bị bầm tím, ngoài việc chườm lạnh để giúp ngăn ngừa xuất huyết bên trong, làm tổn thương mạch máu mau lành, bệnh nhân nên chú ý giữ sạch sẽ vết thương, không nên xoa, đắp những thứ thuốc không rõ nguồn gốc, công dụng. “Vết bầm thường có thể tự tiêu nhưng nó luôn là môi trường tốt của vi khuẩn. Việc gãi, làm trầy hay tự ý đắp những loại thuốc không bảo đảm có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vết thương, gây viêm, áp xe” - ông cảnh báo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo