Nhưng nghiên cứu được công bố trên Tạp chí mBio đã giải thích được vì sao thủ thuật này giúp đàn ông ít có khả năng lây nhiễm HIV hơn so với những người khác, điều mà trước đó giới khoa học vẫn còn mơ hồ. Lance Price, một nhà dịch tễ học di truyền tại Đại học George Washington ở Washington và cộng sự đã thực hiện định lượng vi khuẩn cư ngụ trong "của quý" của những người đàn ông đã và chưa cắt bao quy đầu.
Kết quả cho thấy ở những người đàn ông Uganda đã cắt bao quy đầu thường có ít sự đa dạng về vi khuẩn ở dương vật. Một năm sau khi cắt bao quy đầu, sự hiện diện của những loài vi khuẩn kỵ khí sống trong vùng kín đàn ông đã giảm xuống, trong đó có những loại vi khuẩn có khả năng gây viêm nhiễm không được tìm thấy. Một số vi khuẩn hiếu khí lại tăng lên.
Theo các nhà khoa học, có thể là do trước khi cắt bao quy đầu các vi khuẩn đã kích hoạt các tế bào miễn dịch có tên là Langerhans. Sau đó, các tế bào này đã ứng phó với HIV bằng cách đưa chúng tới tế bào T của hệ miễn dịch. Nhưng thật không may, HIV lại phát triển và sinh sản ngay bên trong tế bào T, vì vậy, việc tế bào Langerhans trình diện virus với tế bào T dường như làm tăng thêm khả năng xâm nhiễm chứ không hề giảm đi.
Bình luận (0)