Nghi phạm Hồ Quỳnh Tuấn Anh khai rạch đùi phụ nữ để "giải toả tâm lý" - Ảnh: C.A
Cơ quan công an vừa bắt giữ Hồ Huỳnh Tuấn Anh (20 tuổi, quê An Giang) đã để điều tra việc có liên quan đến các vụ rạch đùi phụ nữ xảy ra trên địa bàn. Trước đó, gần 10 người đến cơ quan công an huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) trình báo về việc bị một nam thanh niên lạ mặt ép xe máy, dùng vật sắc bén rạch đùi rồi rồ ga chạy thoát. Trong số các nạn nhân có nhiều nữ sinh.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Hồ Huỳnh Tuấn Anh đã thừa nhận hành vi của mình dùng dao lam rạch đùi phụ nữ để "giải tỏa tâm lý"
Theo bác sĩ Bùi Quang Huy, Trưởng Khoa tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, hành vi thích rạch đùi phụ nữ được cho là biểu hiện của rối loạn hành vi, rối loạn nhân cách và có dấu hiệu rối loạn tình dục. Trước đây, cũng đã có nhiều người từng phản ánh về hiện tượng này. Không những thế nhiều chị em phụ nữ khi đi ngoài đường còn gặp phải những kẻ "biến thái" và có sở thích khoe "của quý". Theo bác sĩ Huy, đó là một hành vi lệch lạc tình dục. Những hành vi quấy rối trên đều để lại nỗi ám ảnh, thậm chí để lại hậu quả về tâm lý cho người bị tấn công. Thậm chí, những kẻ "biến thái" càng tỏ ra thích thú, kích thích nếu người bị quấy rối tỏ ra ngại ngùng hay la hét, sợ hãi.
Một bác sĩ trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần cho biết với hành vi phô dâm có thể do đối tượng rối loạn quá trình phát triển tâm lý thời thơ ấu như từng bị lạm dụng tình dục, cũng có thể do bắt chước theo các văn hóa phẩm đồi trụy hay do lối sống buông thả. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơ thể có sự rối loạn về hormone hay tổn thương hệ thần kinh.
Thanh niên có hành động "khoe hàng" giữa phố (Ảnh: Facebook)
Bác sĩ Huy cho rằng những đối tượng này không có "thuốc" đặc trị mà chỉ có liệu pháp tâm lý để họ nhận thức được hành vi. "Họ không phải không hiểu nhưng gì họ đang làm là "hư hỏng", "bệnh hoạn" nhưng có những đối tượng coi đó là sở thích, như thích gây đau đớn cho người khác, thích lấy đồ lót của phụ nữ ôm ấp, hít hà..."-bác sĩ Huy giải thích.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng xuất phát từ việc đối tượng càng thích thú, kích thích khi người bị quấy rối tỏ ra bối rối hay sợ hãi, vì thế khi gặp đối tượng này, càng tỏ ra thản nhiên, bình thường như không càng tốt. Người bị quấy rối không nhìn vào "chỗ đó" mà hãy nhìn thẳng vào mặt của đối tượng với ánh mắt thản nhiên để chứng tỏ hành động quái gở đó không gây cho bạn cảm xúc. Như vậy, đối tượng sẽ nhanh chóng bị "cụt hứng". Nếu thấy đối tượng hoạt động mạnh và ảnh hưởng đến nhiều người, hãy báo với cơ quan chính quyền để có thể có biện pháp xử lý.
Bình luận (0)