xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Viêm ruột vì kháng sinh

Bác sĩ Nguyễn Phương Hòa Bình (Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM)

Loạn khuẩn không được điều trị sớm có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, suy kiệt...

Một số thân nhân thường hay than phiền về tình trạng trẻ bị mắc thêm bệnh tiêu chảy ngay khi vừa mới hết bệnh ho, thậm chí ngay khi đang điều trị bệnh ho. Họ luôn thắc mắc với bác sĩ “tại sao con tôi chưa hết bệnh này đã nhiễm thêm bệnh khác?”.


Mất cân bằng đường ruột


Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như do vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột, do chế độ ăn uống hoặc có thể là loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh... Nếu bé bị tiêu chảy khi đang điều trị một bệnh nào đó như viêm phổi chẳng hạn, mà đã loại trừ hết các nguyên nhân khác thì có thể là loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh.


Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng nhằm tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên  nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.


Điều chỉnh kháng sinh


Khi bị loạn khuẩn đường ruột, trẻ có phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy hoặc ít máu hoặc có cảm giác chướng bụng, sốt nhẹ. Nếu dùng thuốc chống tiêu chảy, các triệu chứng trên thuyên giảm, nhưng nếu ngừng thuốc thì lại tái phát. Với các trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Trong trường hợp trẻ bị viêm và vẫn cần thiết phải sử dụng kháng sinh hoặc trẻ bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các thuốc “men tiêu hóa” chứa các loại vi khuẩn lành tính như: Antibio, Biosubtyl, Probio, Lacteol fort,... Đây là các loại men có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.


Nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, duy dinh dưỡng, suy kiệt... Nếu cha mẹ thấy trẻ bị tiêu chảy trong lúc đang điều trị một loại bệnh bằng thuốc kháng sinh thì nên cho bé đi khám lại nếu có dấu hiệu loạn khuẩn để được bác sĩ điều chỉnh lại kháng sinh, đồng thời thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo