Đó là sốt Lassa, một dạng sốt xuất huyết có tỉ lệ nhập viện lên đến 20%, cao hơn nhiều sốt xuất huyết dengue thông thường. Tỉ lệ tử vong ở những người phải nhập viện là 15-80%.
Sự lan rộng bất thường của mầm bệnh này vừa được chỉa ra trong nghiên cứu công bố ngày 27-9 trên tạp chí khoa học Nature Communications, dựa trên dữ liệu hàng thập kỷ của căn bệnh đang bị cho là chỉ gói gọn ở vài nước Tây Phi này.
Bản đồ phân bố của sốt xuất huyết Lassa chết người cho thấy sự lan rộng rất nhanh trong tương lai - Ảnh: SCITECH DAILY
Theo nhóm nghiên cứu từ Scripps Research thuộc Đại học Brussels - Bỉ, hiện số người có khả năng phơi nhiễm với virus này là khoảng 92 triệu người, nhưng có thể tăng lên gấp vài lần vào năm 2050 - 435 triệu người - và lên tận 700 triệu người vào năm 2070, tức tăng hơn 600% chỉ trong gần 5 thập kỷ.
Nguyên nhân nó lan rộng nghe khá quen thuộc và đáng ngại: Biến đổi khí hậu, bao gồm sự thay đổi thất thường của nhiệt độ, lượng mưa và các đồng cỏ.
Mô hình của nhóm nghiên cứu tiết lộ quá trình di chuyển gây sốc của căn bệnh từ vài nước Tây Phi lan ra cả một dải Trung Phi. Với một dịch bệnh, khả năng nó thỉnh thoảng "nhảy" khỏi châu lục này không thể không tính đến, ví dụ Ebola - chủ yếu vẫn ở châu Phi, nhưng luôn đe dọa "vượt lằn ranh".
Sốt Lassa vẫn còn là cái tên khá xa lạ đối với người ngoài châu Phi, nhưng là dịch bệnh đã vài lần khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải lên tiếng cảnh báo trong giai đoạn đại dịch, với 2 lần bùng phát đáng chú ý tại Guinea, trong đó lần bùng phát năm 2021 gây sốc với 88% bệnh nhân được phát hiện đã tử vong.
Loài chuột mang mầm bệnh - Ảnh: - Ảnh: SCITECH DAILY
Theo WHO, nếu tính rộng ra thì tỉ lệ bệnh nhân phải nhập viện vì sốt Lassa là 20%, 80% còn lại có thể theo dõi tại nhà và dần tự khỏi giống sốt xuất huyết thông thường. Tuy nhiên tỉ lệ nhập viện này là cao đối với các bệnh dịch. Chưa kể, tỉ lệ tử vong lên tới 15-80% các bệnh nhân nhập viện tùy theo đợt bùng phát. Bệnh vẫn không có thuốc chữa, không có vắc-xin điều trị.
Các triệu chứng của sốt Lassa thường gây hoảng sợ bởi bệnh nhân sẽ bị chảy máu rất nhiều, nhất là xuất huyết ở đường tiêu hóa khiến học đi tiêu ra máu, nôn ra máu hoặc chảy máu cam, có vẻ phổ biến hơn sốt xuất huyết thông thường. Bệnh cũng lây qua vật chủ trung gian là một loại chuột chứ không phải muỗi.
Đáng ngại hơn, điếc được ghi nhận ở 25% bệnh nhân mắc bệnh, dù phần lớn hồi phục trong 1-3 tháng nhưng số điếc vĩnh viễn cũng khá cao. Sốt xuất huyết thông thường hầu như không có bất kỳ biến chứng nào sau khỏi bệnh.
Bình luận (0)