Mặc dù đã 22 tuổi song David Jay tại thành phố St Louis miền trung Tây nước Mỹ chưa bao giờ quan hệ tình dục. Anh chưa một lần nào cảm nhận được sự hấp dẫn tình dục đối với một người khác, dù là nam hay nữ. Còn có nhiều người khác cũng mang tâm sự tương tự. Họ không thể hiểu tại sao những người khác lại quan tâm tới hẹn hò, âu yếm, hôn và đụng chạm.
Cho tới gần đây, những người này vẫn cảm thấy bị cô lập, họ không tin rằng trên trái đất này cũng có những người khác như họ. Giờ thì nhờ một diễn đàn trực tuyến do Jay thành lập (năm 2001), họ đang tìm thấy nhau và gọi nhau bằng một cái tên chung: Vô tính. Lúc đầu chỉ có 50 thành viên, song hiện giờ con số này là 1.200 người. Họ đang công khai với cha mẹ và người thân, tuyên bố sự vô tính của họ là định hướng giới tính đúng đắn giống như straigt (dị giới tính luyến ái) hoặc gay (đồng tính). Họ đang in áo phông và tờ rời, thảo luận khái niệm “A-pride”, nghĩa là không giới tính. Về cơ bản, họ đang tuyên bố với thế giới rằng họ không ốm yếu hoặc khuyết tật hay bất lực. Họ là một kiểu giới tính thật sự mà không thể bị phớt lờ.
Các nghiên cứu ít được công bố về động vật gặm nhấm và cừu cho thấy hành vi vô tính ở động vật có vú là rất phổ biến. Trong tháng 8-2004, một nhà nghiên cứu giới tính đã công bố những số liệu đầu tiên về số người vô tính trên thế giới: Người vô tính đông gần bằng người gay (người đồng tính). Con số trên nêu bật sự tồn tại của một nhóm nhỏ những người vô tính đang sống náu mình. Liệu chúng ta sắp được chứng kiến sự khai sinh của cuộc “cách mạng vô tính”?
Giấu mình
Elizabeth Abbott buộc ĐH Toronto, Canada là một trong ít nhà khoa học ý thức được về vấn đề vô tính và tin rằng đó là một hiện tượng thực. Ngay sau khi cuốn sách của bà Lịch sử độc thân (A History of Celibacy) được xuất bản năm 1999, nhiều người gửi thư cho bà và nói rằng giống như người độc thân, họ không có quan hệ tình dục chỉ đơn giản là họ không ham muốn. Đó chính là lúc bà nhận ra người vô tính thực sự tồn tại. Abbott nói: “Người vô tính có thể đang là vợ hoặc chồng của ai đó. Tuy nhiên, áp lực xã hội buộc phần lớn người vô tính giấu mình. Họ phải giấu mình bởi chúng ta sống trong một xã hội có giới tính cao”.
Theo Jay, một trong những thách thức lớn nhất của họ là thuyết phục người khác rằng vô tính chẳng có gì là sai. Nhiều người vô tính phát hiện kiểu giới tính của họ khi còn là thiếu niên. Một ví dụ là Aspen 17 tuổi, một cô gái có đôi mắt xanh sống ở Worcester Massachusetts. Aspen kể rằng cô đã tra từ vô tính trong từ điển khi 15 tuổi, hy vọng tìm ra định nghĩa. Chẳng có định nghĩa nào. Do vậy, cô viết trong nhật ký: “Tôi là cái gì? Giống như tôi nói trước đây tôi chẳng là cái gì. Giá mà có một từ chỉ người mà tôi bắt đầu nghĩ tôi là như thế. Từ đó không giống từ homosexual (đồng tính), heterosexual (dị giới tính luyến ái), bisexual (lưỡng tính luyến ái). Tôi là một cái gì đó khác biệt”.
Angela, một nhà văn 40 tuổi ở Massachusetts, giải thích vô tính theo cách này: “Tôi chưa bao giờ quan tâm tới tình dục. Nó giống như môn đại số. Tôi hiểu khái niệm song không quan tâm. Tôi không có cảm giác mạnh về tình dục như những người khác”.
Đặc biệt các nguyên nhân thiếu hấp dẫn tình dục của những người vô tính rất khác nhau. Một số người đơn giản là động lực tình dục cực thấp. Một số muốn có con song phần lớn sẽ sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm để tránh quan hệ tình dục.
Vấn đề vô tính chưa được giới khoa học quan tâm, ngoại trừ trường hợp ở thực vật, giun và các loài bậc thấp khác. Ngay cả khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về những người không có quan hệ tình dục, họ luôn có quan niệm rằng không quan hệ tình dục là vấn đề cần được chữa trị.
Cuộc cách mạng vô tính?
Nhà xã hội học Edward Laumann thuộc ĐH Chicago, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về giới tính người, cho biết: “Mọi người phải chuẩn bị chấp nhận vô tính đúng như họ chấp nhận một đứa trẻ sơ sinh".
Mãi cho tới gần đây nghiên cứu giới tính mới bắt đầu tập trung ít hơn vào hành vi và nhiều hơn vào ham muốn của mọi người. Ham muốn được coi là thước đo tốt hơn về sở thích tình dục của mọi người. Bogaert đã công bố nghiên cứu đầu tiên ước tính số người vô tính trong dân số theo cách này và kết quả rất thú vị. Có tới 1% người được hỏi nói rằng không cảm thấy sự hấp dẫn tình dục từ người khác. Con số này gần với tỉ lệ hấp dẫn tình dục đồng giới (3%).
Còn Prause lại có một cách tiếp cận khác cho nghiên cứu chưa được công bố của bà. Thay vì tham khảo số liệu cũ, bà quyết định tìm những người vô tính qua Internet. Kết quả cho thấy người vô tính thường có hoạt động tình dục khi họ không thực sự mong muốn. Điều quan trọng hơn là nghiên cứu của Prause cho thấy vô tính không phải là một loại bệnh là một kiểu giới tính.
Nếu vô tính quả thật là một kiểu giới tính, có lẽ không lâu nữa nó sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn của xã hội.
Bình luận (0)