xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vòng luẩn quẩn của bệnh COPD

Nh.Phương

Các khảo sát vừa qua cho thấy ở nước ta hiện nay có hơn 5% dân số trên 15 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây khó thở

. PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, cho biết 80% bệnh nhân bị COPD là do hút thuốc lá, 20% còn lại do khói bụi từ môi trường sống và môi trường làm việc. COPD là một căn bệnh hiểm nghèo vì việc phát hiện thường ở giai đoạn trễ mà không có cách điều trị giúp hồi phục chức năng đường thở.


Hầu hết bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, khi đường thở đã hẹp kín, mỏng như một sợi chỉ do thành phế quản dày lên và mô phổi bị tổn hại nhiều. Người mắc bệnh COPD vận động rất ít so với người khác, việc đi đứng chỉ chiếm khoảng 30%, 70% hoạt động còn lại chủ yếu là nằm và ngồi. COPD gây suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng do những cơn khó thở làm giảm khả năng vận động mà càng ít vận động thì càng suy yếu những chức năng hô hấp, làm cho bệnh cảnh càng trầm trọng hơn dẫn đến suy giảm thể lực. Đây là vòng luẩn quẩn ở những người mắc bệnh COPD.


Qua thực tế khám chữa bệnh, PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan ghi nhận có đến hơn 60% bệnh nhân bỏ điều trị mặc dù hầu hết trong số họ phát hiện bệnh rất muộn. Nguyên nhân là do bệnh này không được BHYT chi trả. Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị sẽ giảm được 16% nguy cơ tử vong. Thuốc men cũng góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD vì ngày càng có nhiều thuốc mới được đưa ra giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, nhưng với điều kiện bệnh nhân phải phát hiện COPD ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1,2), ở giai đoạn 3 và 4 thì sự nâng đỡ của thuốc không còn nhiều ý nghĩa và bệnh nhân bắt buộc phải thở máy khi lên cơn khó thở cấp, phải dùng dịch truyền đặc biệt và thức ăn đặc biệt, chưa kể nguy cơ nhiễm trùng do thở máy. COPD vừa gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh vừa gây tốn kém vì có những trường hợp tốn hơn 60 triệu đồng cho thuốc men nhưng vẫn không thể cứu sống người bệnh.


Điều quan trọng đầu tiên để bệnh COPD không diễn tiến nặng, theo PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan là phải bỏ thuốc lá. Ngay cả sau khi phát hiện COPD, bệnh nhân ngưng hút thuốc lá ở độ tuổi nào cũng tốt vì điều này sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng hô hấp. Ngăn chặn việc tiếp xúc với thuốc lá là cách phòng ngừa COPD đầu tiên và hữu hiệu nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo