xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vui buồn thả cửa, đừng nửa nạc nửa mỡ!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM)

Dường như mọi người đều hiểu ít nhiều về mối liên hệ mật thiết giữa những căn bệnh nghiêm trọng và sức đề kháng. Từ ung thư cho đến trầm uất và còn nhiều nữa, bệnh nào cũng là hậu quả của tình trạng suy kiệt sức kháng bệnh.

Thử hỏi, sức đề kháng làm sao không bị đục khoét liên hồi bởi nhịp sống căng thẳng, với lối sống xa rời thiên nhiên, với môi trường ngày càng ô nhiễm, cho dù kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị luôn được cải thiện. Không lạ gì khi càng lúc càng có nhiều thầy thuốc kêu gào cho biện pháp tăng cường sức đề kháng như giải pháp phòng bệnh, thay vì chỉ chạy theo triệu chứng để đau đâu chữa đó.


Việc ứng dụng các biện pháp sinh học để tăng cường sức kháng bệnh là cần thiết. Nhưng chưa đủ nếu chỉ trông mong vào ngoại viện, vì xét cho cùng chỉ là biện pháp thụ động và phiến diện. Khéo hơn nhiều là làm sao đánh thức sức đề kháng, làm sao để tiềm năng chống bệnh còn cất giấu đâu đó biến thành khả năng. Không có hoạt chất ngoại lai nào có tác dụng toàn diện và chủ động như thế.

Hơn nữa, cũng không hẳn phải cần đến thế vì sức đề kháng trong nhiều trường hợp vẫn còn đó nhưng bị phong bế một cách đáng tiếc, như nhân tài chưa được đặt đúng chỗ. Biết cách vận dụng nội tiết tố serotonin cho giấc ngủ yên bình, melatonin cho nhịp sinh học phù hợp với quy luật của thiên nhiên; và quan trọng hơn hết, endorphin cho cảm giác lạc quan khi bước vào ngày mới, chính là biện pháp phòng bệnh. Xây dựng sức đề kháng chẳng khác nào làm kinh tế ở một nước đang phát triển, có được viện trợ thì tốt nhưng một nền kinh tế không thể nào khỏe mạnh, không thể nào độc lập nếu không được xây dựng trên nội lực, với quyết tâm của mỗi thành viên.


Từ nhận thức đó, nhiều thầy thuốc từ Đông sang Tây tuy không hẹn mà đồng lòng cổ động cho phương án “tự tẩy não” để đào thải tạp niệm tích lũy từ stress. Thầy thuốc ở Ấn Độ ắt hẳn không vô cớ tán mà tán dương phương pháp tập cười nhiều lần trong ngày để tái lập quân bình thần kinh – nội tiết. Thầy thuốc ở Nhật Bản trái lại cổ động cho phương pháp thỉnh thoảng khóc rống một trận đã đời để vừa giải độc cho cơ thể vừa tạo hưng phấn hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy khóc cười không thể giống nhau, dù là nhiều khi cười ra nước mắt hay khóc đến bật cười nhưng thầy thuốc ở hai nơi vẫn có chung điểm tương đồng trong liệu pháp. Đó là hễ cười thì cười cho gần bể bụng, cười cho văng mất nỗi buồn, hễ khóc thì khóc cho sướt mướt, khóc cho trôi mất nỗi lo, đừng nửa nạc nửa mở.


Cuộc đời chẳng khác nào vở bi hài kịch nhiều tập. Cười hay khóc cũng được nhưng đừng dở khóc dở cười. Phòng bệnh cũng thế mà thôi!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo