xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vượt qua cơn ác mộng

Bài và ảnh: ANH THƯ

Những nạn nhân bị xâm hại, lạm dụng tình dục, đặc biệt là trẻ em, rất dễ nảy sinh những rối loạn tâm thần, trong đó nguy hiểm nhất có thể kể đến cơn hoảng loạn cấp hoặc rối loạn stress sau sang chấn

Tong nhiều trường hợp, những nạn nhân bị xâm hại và lạm dụng tình dục thường được thân nhân chú trọng đưa đi điều trị những chấn thương thực thể cũng như làm những thao tác cần thiết để “lấy lại công bằng” cho nạn nhân nhờ vào pháp luật. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ (BS) chuyên khoa tâm thần lẫn sản khoa đều khẳng định chấn thương tâm lý là một trong những vết thương sâu và khó lành nhất.

Rối loạn cảm xúc và hành vi

“Tôi cứ tưởng mọi việc đã qua nhưng nay, khi nó đột nhiên bị khơi lại, tôi bỗng rơi vào một trạng thái tinh thần cực kỳ xấu, xấu hơn cả lúc việc mới xảy ra khi tôi còn nhỏ. Tôi muốn tránh né chồng tôi, con tôi. Hằng đêm, tôi lại gặp ác mộng về chuyện cũ khiến nhiều đêm không dám ngủ, rồi tôi rơi vào trầm cảm…” - một phụ nữ kể lại trên một diễn đàn y khoa. Hồi 14 tuổi, chị từng bị một người anh bà con xa cưỡng hiếp nhưng gia đình lại dàn xếp như thế nào đó chị không rõ nên vụ việc không được đưa ra pháp luật. Giờ đã 15 năm trôi qua, chị đã có chồng và 2 con nhỏ, bỗng dưng có một biến cố gia đình khiến chuyện cũ khơi dậy. Hậu quả là chị phải tìm đến BS tâm thần lần nữa vì chứng trầm cảm làm chị suy sụp nghiêm trọng.

ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP HCM, cho biết đơn vị ông đã từng tiếp nhận giám định tâm thần cho rất nhiều nạn nhân gặp những “tai nạn” đáng buồn liên quan đến tình dục, hầu hết đều có những biểu hiện bất ổn tinh thần thấy rõ, hay kích động, đặc biệt là trẻ em. “Nhiều em nhỏ vào đến đây cứ co rúm người lại, sợ những người xung quanh, sợ cả giám định viên. Chúng tôi phải dùng những phương pháp chuyên môn của BS tâm thần mới giúp nạn nhân vơi dần cơn sợ hãi và hợp tác. Còn nhiều người khác thì kích động, la hét, chửi bới ngay trong phòng giám định” - ông kể lại.
img
Chăm sóc bệnh nhân tại BV Tâm thần TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
 
Theo BS Quang, nạn nhân của các vụ án liên quan đến tình dục hay gặp nhất là rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi. Dù là nạn nhân, đa số họ vẫn có hành động tự giày vò, ân hận, tự trách bản thân… Trong giai đoạn đầu sau tai nạn, những suy nghĩ này rất thường thấy và nạn nhân có khuynh hướng kích động thái quá, thể hiện sự cảnh giác cao độ với tất cả mọi người, dễ nổi nóng, la hét, chửi bới, đập phá, đứng ngồi không yên. Sau giai đoạn đó, họ bắt đầu rơi vào trạng thái co rúm, sợ sệt, rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm. Nguy hiểm hơn, nạn nhân có thể bị cơn hoảng loạn cấp, khi đó họ sẽ đột nhiên phản ứng rất kích động, kèm theo hành vi tự hủy hoại, thậm chí là tự tử.

Bị ám ảnh dài lâu

Theo các BS chuyên khoa, một khi vấn đề tâm lý chưa được giải quyết rốt ráo, nạn nhân của các vụ lạm dụng, xâm phạm tình dục có thể có những bất ổn tinh thần lâu dài dù bề ngoài đã có vẻ ổn định. “Nhiều nạn nhân, đặc biệt là trẻ em, khi đến khám tại BV sản khoa sau tai nạn thường rất mặc cảm, thiếu tự tin và sợ hãi. Sự bất ổn đó có thể theo trẻ đến tuổi trưởng thành, ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ nam nữ và cuộc sống lứa đôi sau này. Một số người còn gặp phải các dạng rối loạn tình dục khi lớn lên (đối với trẻ em) hoặc trong các mối quan hệ hiện tại lẫn sau này (trong trường hợp họ bị xâm hại ở tuổi trưởng thành)” - BS Dương Phương Mai - Phó Giám đốc Y khoa, BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - nhận định.

BS Mai cũng lưu ý nếu nạn nhân là trẻ em, bên cạnh những biện pháp chuyên môn của BS sản khoa, BS tâm lý - tâm thần nhằm ổn định về mặt thể chất và tinh thần ban đầu cho trẻ, sự gần gũi và giáo dục hợp lý của người thân trong gia đình là rất cần thiết. Trước hết, cần dạy cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân, không tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm, cách ứng xử phù hợp khi đối diện với người khác phái, những điều bất khả xâm phạm về mặt thân thể… Ngoài ra, người thân, nhất là những phụ nữ mà trẻ tin cậy và gần gũi như mẹ, bà, cô, dì… nên tìm cách nói chuyện với trẻ khi trẻ bước vào độ tuổi bắt đầu “để ý” bạn khác phái, để chuyện cũ không biến thành ám ảnh trong những mối quan hệ sau này.

BS Nguyễn Ngọc Quang khuyến cáo: Một trong những lưu ý quan trọng nhất là người nhà không nên khơi gợi lại “cơn ác mộng” đối với nạn nhân. Nạn nhân vẫn có nguy cơ gặp những chấn thương tâm lý nhiều năm sau khi tai nạn xảy ra, nếu chuyện đau lòng vô tình bị khơi lại. 

Coi chừng PTSD

“Ngay cả với những nạn nhân có vẻ không bất ổn mấy sau tai nạn cũng rất cần được hỗ trợ tâm lý. Bởi lẽ, một số người có thể gặp phải hội chứng PTSD (Post-Traumatic Stress Disorder - rối loạn stress sau sang chấn) với đặc điểm là xuất hiện khoảng 1 tháng sau sự cố. Bệnh đột ngột xuất hiện cho dù trước đó, nạn nhân có vẻ như ổn định. PTSD là một dạng rối loạn tâm thần khó chẩn đoán và khó điều trị dứt, do đó cách tốt nhất vẫn là xử lý ngay sang chấn tâm lý khi nó mới xảy ra nhằm ngăn chặn PTSD ngay từ đầu” - ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang cảnh báo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo