Việc điều chỉnh tỉ giá USD/VNĐ sau thời gian dài được giữ ổn định được xem là chủ đề khá nóng trên thị trường tiền tệ vài tuần qua. Câu hỏi đặt ra lúc này không còn là khi nào thì sẽ có đợt điều chỉnh tiếp theo. Vấn đề là doanh nghiệp (DN) có nên tiếp tục chấp nhận kinh doanh với nỗi lo phập phồng về tỉ giá trong bối cảnh bản thân họ đang chịu quá nhiều sức ép khác về đầu ra sản phẩm, vốn đầu tư, rủi ro đối tác... khi tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay.
Bị động trước tỉ giá
Một DN khác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm làm từ cao su cũng đã chịu khoản lỗ đến 15 tỉ đồng do tỉ giá tăng. Chính vì không chủ động khoanh vùng rủi ro từ tỉ giá tăng mang lại, các DN thường xử lý bị động bằng cách tăng giá hàng hóa dịch vụ sau đó. Tăng giá trong bối cảnh hàng tồn kho cao, cạnh tranh hàng hóa giữa các nước ngày càng gay gắt khiến DN kinh doanh càng thêm khó khăn.
Ông Phạm Hồng Hải, Phó Tổng Giám đốc Khối Nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, Kinh doanh vốn và Ngoại hối - Ngân hàng HSBC Việt Nam, nhận xét: Rủi ro tỉ giá là một trong những vấn đề lớn của rất nhiều DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc có mức đầu tư lớn bằng ngoại tệ. Ví dụ, một nhà máy xi-măng được xây dựng dựa trên nguồn vốn vay bằng yen, trong khi doanh thu bán hàng lại bằng tiền đồng. Việc tiền yen lên giá so với tiền đồng sẽ tạo nên khoản lỗ.
Lời khuyên của HSBC là các DN có thể sử dụng một số công cụ như giải pháp hoán đổi tiền tệ giúp chuyển đổi nghĩa vụ trả nợ từ tiền yen sang tiền đồng và do đó, rủi ro tỉ giá sẽ được giảm xuống hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Rổ ngoại tệ không chỉ có USD
Trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, các DN thường chọn USD là ngoại tệ thanh toán. Chính vì vậy, trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng USD chiếm đến 80%-90%. Trong khi đó, rổ ngoại tệ ngoài USD ra còn khá nhiều loại tiền khác. Thay vì lựa chọn USD làm đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu, các DN nên lựa chọn ngoại tệ nào có giá trị ổn định để giảm thiểu được rủi ro biến động tỉ giá mang lại.
Theo ông Phạm Hồng Hải, các DN xuất khẩu Việt Nam cần tính đến việc ký kết hợp đồng xuất khẩu bằng đồng tiền của nước nhập khẩu thay vì bằng USD truyền thống. HSBC đã tư vấn thành công cho một DN xuất khẩu hải sản lớn của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với một bạn hàng mới bên Nhật bằng tiền yen. Bạn hàng Nhật rất hài lòng do loại trừ được rủi ro tỉ giá khi họ nhập khẩu bằng yen và phân phối lại trong nước cũng bằng tiền này.
Nhiều công cụ Hiện nay, các DN có thể sử dụng nhiều công cụ giúp thực hiện bảo hiểm rủi ro tỉ giá như kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại hối. Hợp đồng kỳ hạn không có phí nhưng thiếu sự linh hoạt và thường có kỳ hạn dưới 1 năm. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ có các tính năng gần giống với hợp đồng kỳ hạn nhưng thường cho kỳ hạn trên 1 năm. Hợp đồng quyền chọn có phí nhưng kèm theo tính linh hoạt cao... |
Bình luận (0)