xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?

Nhóm Phóng viên

(NLĐO) - Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 22-8, Báo Người Lao Động tổ chức chương trình talkshow - tư vấn trực tuyến chủ đề "Điểm chuẩn và cơ hội trúng tuyển bổ sung".

Khách mời của chương trình có: 

- TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM; 

- PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM); 

- TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM; 

- ThS Bùi Quang Trung, Trưởng Phòng Truyền thông, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; 

- ThS Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Giáo dục Hùng Hậu, phụ trách tuyển sinh Trường CĐ Bình Minh Sài Gòn; 

- Thầy Võ Công Trí, Giám đốc Truyền thông - Sự kiện Trường CĐ Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn (STC).

Khách mời sẽ cùng nhìn lại điểm chuẩn các trường ĐH vừa công bố; lý giải vì sao điểm chuẩn nhiều ngành tăng cao; phân tích cơ hội trúng tuyển vào các ngành học, trường học còn chỉ tiêu bổ sung; tư vấn thủ tục nhập học và các thủ tục xét tuyển bổ sung; các ngành đào tạo nghề nghiệp hấp dẫn mà thí sinh trượt ĐH có thể chọn lựa...

Thí sinh, phụ huynh quan tâm có thể đặt câu hỏi vào ô phía dưới để được giải đáp.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 1.

Chương trình tư vấn bắt đầu

 

. MC: Hiện nay tất cả các trường ĐH đã công bố kết quả trúng tuyển chính thức đợt 1. Các chuyên gia, khách mời có thể đánh giá về điểm chuẩn năm nay mà các trường vừa công bố?

- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Với việc công bố điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp THPT- phương thức cuối cùng về cơ bản đã khép lại.

Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng là phương thức xét  điểm thi tốt nghiệp là phương thức xét tuyển của đa số thí sinh. Điểm chuẩn năm nay tăng nhẹ ở nhiều trường, xuất phát trước tiên là do điểm thi tăng, đặc biệt khối C00.

Điểm chuẩn sư phạm nay nay tăng mạnh, một mặt do chỉ tiêu giảm cho phương thức này. CNTT có điểm chuẩn cao hơn các năm trước.

Điểm chuẩn của các trường có sự khác biệt, nhiều trường 27-28 điểm nhưng nhiều trường 15-16 điểm.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 2.

TS Nguyễn Đức Nghĩa

-PGS-TS Bùi Hoài Thắng: Điểm chuẩn năm nay nhiều ngành khá cao, nhưng cũng có nhiều trường điểm chuẩn không thay đổi nhiều.Việc này phản ánh việc đặt nguyện vọng của các em khá hợp lý.

Khuynh hướng lựa chọn khối ngành công nghệ, kỹ thuật của thí sinh tăng cao. Đây là điều rất thú vị vì xu thế chọn nguyện vọng của thí sinh phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 3.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng


. Một số ngành học đã có điểm chuẩn tăng cao như khối ngành sư phạm, báo chí – truyền thông; và một số ngành về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật máy tính... Thậm chí có những trường hợp 29 điểm vẫn không đậu nguyện vọng 1. Các vị khách mời có thể lý giải vấn đề này và nhận định xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh hay không?

-TS Nguyễn Trung Nhân: Câu chuyện điểm thi tốt nghiệp THPT thi rất cao nhưng vẫn không đậu ĐH vào ngành mong muốn. Có 2 lý do chính. Nguyên nhân đầu tiên là phổ điểm thi cao, đặc biệt là phổ điểm nhóm ngành xã hội. Điều này dẫn đến điểm chuẩn các trường ĐH tăng cao. Hai là xét tuyển sớm là phương thức giúp thí sinh và trường giảm áp lực, tuy nhiên việc này khiến chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT ít đi.

Ví dụ: Khối ngành sư phạm, chỉ tiêu ít nên việc cạnh tranh và khối ngành này tăng cao. 

Hiện 2/3 là các khối ngành là kỹ thuật công nghệ; chất lượng thí sinh đăng ký vào các ngành này rất tốt. Dường như các khối ngành kỹ thuật đã lấy lại phong độ của mình. Điều này cho thấy thí sinh bây giờ rất nhạy bén và cập nhật xu hướng thị trường lao động rất tốt.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 4.

TS Nguyễn Trung Nhân

- ThS Bùi Quang Trung: Những ngày hot như truyền thông, báo chí được nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm. Số lượng đăng ký bùng nổ nên việc xét tuyển vào cũng phải chọn lọc, các trường phải xét tuyển từ cao xuống thấp. Việc này khiến tỉ lệ chọi vào những ngành này khá khắc nghiệt.

Theo tôi, sinh viên không nên chọn theo xu hướng những ngành hot nếu không thực sự thích để tránh mất thời gian học tập. Một số trường đang xét tuyển bổ sung, nếu thí sinh không chọn được ngành mình mong muốn thì có thể chuyển đổi phù hợp.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 5.

ThS Bùi Quang Trung

. Đối với những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng ở đợt 1 mà có nguyện vọng chuyển hướng qua hệ đào tạo nghề thì các thầy có thể cho các em những định hướng và lời khuyên trong thời điểm này? Lợi thế của học bậc cao đẳng là gì? Cơ hội liên thông lên đại học ra sao?

- ThS Lê Anh Tuấn: Với những thí sinh chưa trúng trong kỳ tuyển sinh vừa qua vẫn còn nhiều cơ hội khi đăng ký xét tuyển bổ sung ĐH hoặc chuyển hướng CĐ. Nhiều em học CĐ khi tốt nghiệp ra trường đã khẳng định được bản thân. Các em học CĐ sau khi ra trường có việc làm có thể học liên thông lên ĐH, học theo lộ trình 2 giai đoạn này sinh viên tiết kiệm được kinh phí.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 6.

ThS Lê Anh Tuấn

-Thầy Võ Công Trí: Việc học là cả đời nên điều quan trọng lúc này là phải bình tĩnh nếu như không trúng tuyển ĐH trong kỳ xét tuyển vừa qua.

Các em hãy tĩnh tâm để xác định xem đâu là sở trường, sở thích của mình sau đó chọn trình độ ĐH hay CĐ để học. Với chương trình CĐ, sinh viên chỉ học 2 đến 2,5 năm và có thể học liên thông lên ĐH nếu cần.

Lợi thế khi học CĐ là học phí, chi phí khác ít hơn khi học ĐH, người học tiếp cận thị trường lao động sớm. Với hệ CĐ, sinh viên học 30% lý thuyết, 70% thực hành nên có lợi thế khi bước vào thị trường lao động.

Việc học tại trường CĐ gắn chặt với hoạt động của doanh nghiệp nên các em sẽ không bị bỡ ngỡ khi tham gian thị trường lao động.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 7.

Thầy Võ Công Trí

 . Hiện thí sinh trúng tuyển bắt đầu nhập học tại các trường ĐH, tỷ lệ thí sinh nhập học những ngày đầu ra sao và đại diện các trường lưu ý gì đối với thí sinh chưa làm thủ tục nhập học?

- PGS-TS Bùi Hoài Thắng: Theo quy định của Bộ GD-ĐT thí sinh phải xác nhận trúng tuyển trước 17 giờ ngày 27-8. Khi xác nhận xong là chính thức trở thành tân sinh viên. Tùy vào từng trường mà có thông báo cụ thể. Tình hình nhập học của trường khá ổn, thời điểm hiện tại đã nhập học gần hết.

-TS Nguyễn Trung Nhân: Số lượng đăng ký xác nhận trên cổng của Bộ GD-ĐT là 90%. Năm nay, nhà trường triển khai các công tác nhập học hoàn toàn bằng trực tuyến. Song song đó, vẫn có một số phụ huynh và tân sinh viên đến trường làm thủ tục nhập học trực tiếp.

Để tiện cho tân sinh viên ở xa thì nhà trường sẽ bắt đầu nhập học từ ngày 4-9. Đăng ký ký túc xá cũng thực hiện đăng ký online. Nhà trường có đội ngũ sinh viên tình nguyện hỗ trợ tân sinh viên tìm trọ gần trường. Năm nay, nhà trường có nhiều chính sách hỗ trợ học bổng. Tân sinh viên khó khăn có thể liên hệ nhà trường để được tư vấn.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 8.

Các chuyên gia đang tư vấn

-ThS Bùi Quang Trung: Nhà trường có quỹ học bổng hơn 50 tỉ đồng cho các bạn nhập học sớm. Hiện nay, đã có hơn 60% tân sinh viên nhập học. Khi đến nhập học sớm, tân sinh viên có nhiều cơ hội để lựa chọn phòng ký túc xá phù hợp. Ngoài ra, trường cũng hỗ trợ đăng ký nhập học online, thao tác cũng khá dễ dàng, việc này giúp sinh viên ở tỉnh xa tiết kiệm thời gian.

. Dù chưa hết thời gian xác nhận nhập học 27/8, nhưng một số trường đã có thông báo xét tuyển bổ sung. Có phải đây là cơ hội lớn cho các thí sinh chưa trúng tuyển không, thủ tục đăng ký xét tuyển bổ sung như thế nào?

-TS Nguyễn Đức Nghĩa: Tuy đến 17 giờ 27-8 mới hết hạn xác nhận nhập học trên hệ thống Bộ GD-ĐT nhưng hiện có hàng chục trường thông báo xét tuyển bổ sung. Việc này dễ nhận thấy do số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo chỉ tiêu. Ngoài ra, số thí sinh nhập học thực tế cũng ít hơn số trúng tuyển… nên việc xét tuyển bổ sung là hiển nhiên.

Tổng chỉ tiêu xét tuyển bổ sung không nhiều nên các em chưa trúng tuyển cần theo dõi kỹ thông tin tuyển bổ sung từ các trường ĐH. Đợt xét tuyển này không theo lịch trình chung của Bộ GD-ĐT mà do các trường quy định.

Ngoài ra, cơ hội cho thí sinh vẫn còn nhiều khi tham gia xét tuyển vào CĐ.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 9.

Báo Người Lao Động đang tường thuật trực tuyến, có nhiều câu hỏi của bạn đọc được chuyển đến ban tư vấn

. Em đã trúng tuyển đợt 1 nhưng không phải là nguyện vọng em thích nhất; hiện em vẫn cân nhắc việc làm thủ tục nhập học bậc ĐH nhưng vẫn muốn chọn một ngành ở bậc cao đẳng mà em thích. Em có thể học được ở cả 2 bậc học không? Xin cho em lời khuyên.

- ThS Lê Anh Tuấn: Việc đăng ký học cùng lúc 2 trường vừa ĐH vừa CĐ tùy thuộc vào quyền lực chọn của sinh viên. Sinh viên phải xác định được là có thể cân đối thời gian học tập 2 bên hay không, yêu cầu đầu vào 2 trường có đạt hay không.

Nếu muốn học tập vòng 4 năm, sinh viên có thể lựa chọn chương trình đại học 2 giai đoạn.

- Thầy Võ Công Trí: Trên lý thuyết, sinh viên được quyền học song song cả 2 trường. Tuy nhiên, thực tế rất khó để cân đối thời gian học tập 2 bên. Chương trình đào tạo ở bậc giáo dục nghề nghiệp mất rất nhiều thời gian đi thực tế ở doanh nghiệp. Chương trình đào tạo ở bậc đại học thì sinh viên cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu.

Vậy tại sao sinh viên không chọn học ngành yêu thích ở bậc cao đẳng, sau đó liên thông lên trường đại học vào đúng chuyên ngành yêu thích. Như vậy sẽ cân đối giữa tay nghề, kiến thức, thời gian học.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 10.

Báo Người Lao Động đang tư vấn trực tuyến

Em đã trúng tuyển một ngành ở trường X nhưng trường Y vừa thông báo xét tuyển bổ sung. Em có thể đăng ký xét tuyển lại để được xét tuyển vào trường Y không ạ? Việc xác nhận nhập học trên hệ thống có gì khác so với việc xác nhận nhập học tại trường, thưa thầy?

- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Trên nguyên tắc là được, bằng cách là các em không xác nhận nhập học trên hệ thống.

Nếu như ngành ở trường X mà em không hài lòng hãy xem xét đến trường Y. Tuy nhiên, các em hết sức lưu ý khi từ bỏ trường X vì chỉ tiêu bổ sung không nhiều.

Việc xác nhận nhập học trên hệ thống thí sinh thao tác trên tài khoản của mình. Việc nhập học tại trường cũng là bắt buộc vì đã trúng tuyển thì phải đến trường để thực hiện theo thông báo của trường.

- PGS-TS Bùi Hoài Thắng: Nếu em đã xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT mà không nhập học ở trường mà tìm cơ hội khác thì không được.

Thí sinh phải hết sức cân nhắc việc từ bỏ cơ hội đã trúng tuyển. Thí sinh cần tham vấn thêm từ các thầy cô để đừng bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển.

Quý thầy có thể chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho những thí sinh chưa trúng nguyện vọng 1. Ngoài việc đăng ký các nguyện vọng bổ sung, những hướng đi nghề nghiệp nào các em có thể lựa chọn để phát triển bản thân và sự nghiệp sau này?

- TS Nguyễn Trung Nhân: Thí sinh vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn như xét tuyển bổ sung, xem xét học ở các bậc thấp hơn như trung cấp, cao đẳng. Không nhất thiết phải học đại học thì sinh viên mới thành công. Đặc biệt, không nên cố ép bản thân vào học đại học với ngành mà bản thân không yêu thích.

Thí sinh không nên bước vào thị trường lao động quá sớm. Ở giai đoạn này, mức lương 5-10 triệu đồng/tháng có thể hấp dẫn nhưng vài năm nữa, nếu không có bằng cấp thì cơ hội việc làm sẽ gặp nhiều hạn chế. Tôi vẫn khuyên thí sinh nên lựa chọn học tập chỉnh chu trước khi đi làm

- ThS Bùi Quang Trung: Trường đã mở cổng xét tuyển bổ sung. Năm nay trường quyết định tăng mức học bổng hỗ trợ cho những thí sinh xét tuyển bổ sung. Nguyện vọng bổ sung không có chỉ tiêu lớn, vì vậy nếu thí sinh có mong muốn thì nên đăng ký sớm.

- ThS Lê Anh Tuấn: Thí sinh không nên quá lo lắng vì còn rất nhiều cơ hội và hướng đi khác. Tham gia đào tạo nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng cũng là một lựa chọn hấp dẫn, vừa tiết kiệm tiền học phí, vừa rút ngắn thời gian đào tạo. Cho dù thí sinh lựa chọn hướng đi nào, các nhà chuyên gia cũng mong muốn thí sinh học đúng ngành/nghề yêu thích

- Thầy Võ Công Trí: Khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực chính là hành động. Xuất phát điểm không nói lên bản thân mình là ai mà sự quyết tâm, nỗ lực để nâng cao bản thân mới giúp sinh viên tìm được hướng đi phù hợp, rút ngắn thời gian đến thành công.

Em đăng ký khoa học máy tính nhưng điểm chuẩn tăng, thầy có thể giải mã điểm chuẩn? Tuyển sinh 2025 Trường ĐH Bách khoa TP HCM có xét tuyển tổng hợp?

PGS-TS Bùi Hoài Thắng: Điểm chuẩn năm nay tăng cao chủ yếu do điểm thi của thí sinh tốt. Gần 29% có điểm thi đánh giá năng lực nộp vào trường.

Trường cũng bất ngờ khi điểm chuẩn năm nay tăng cao vì điểm thi tốt nghiệp THPT cũng không biến động nhiều.

Phương thức xét tuyển tổng hợp giải quyết việc điểm thi các thành phần có thể khác nhau giữa các thí sinh.

Năm 2025, phương thức đánh giá năng lực sát hơn với thục tế học tập ở bậc THPT. Vì vậy, phương thức xét tuyển của trường vẫn phải nhìn tổng thể quá trình học THPT, điểm thi THPT, điểm thi đánh giá năng lực.

Phương thức xét tuyển tổng hợp vẫn được giữ nguyên.

Nếu bạn sang năm muốn thi lại, tốt nhất bạn không nên bỏ qua kết quả trúng tuyển năm nay để sang năm nếu bạn trúng tuyển vào ĐH Bách khoa, trường sẽ công nhận kết quả học ĐH để bạn không bị bỏ lỡ 1 năm.

 Ban tư vấn cho tôi hỏi: Nguyện vọng bổ sung của các trường có bắt buộc phải công khai số lượng không? Điểm xét tuyển của nguyện vọng bổ sung có công bố điểm sàn khi đăng ký không? Điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung có cao hơn nguyện vọng 1 không? Trân trọng cảm ơn!

-TS Nguyễn Đức Nghĩa: Xét tuyển bổ sung thực hiện tại các trường ĐH có thông báo xét tuyển bổ sung. Ở giai đoạn này, trường ĐH vẫn xét tuyển theo nhiều phương thức. Mức điểm chuẩn dự kiến trúng tuyển theo nguyện vọng bổ sung, theo nguyên tắc sẽ không thấp hơn điểm chuẩn chính thức đã công bố trước đó.

. Em có trưng tuyển sớm vào Trường ĐH Công nghiệp TP HCM nhưng trong ký đăng ký vừa qua em sắp xếp thứ tự nguyện vọng không phù hợp nên trúng tuyển vào 1 trường khác (chương trình tiếng Anh) học phí vừa cao mà khả năng tiếng Anh của em không tốt. Hiện tại em chưa làm thủ tục nhập học vào trường em trúng tuyển để nghe ngóng thông tin tuyển bổ sung của trường khác. Xin thầy Nhân cho em biết liệu Trường ĐH Công nghiệp có xét tuyển bổ sung không?

-TS Nguyễn Trung Nhân: Vẫn có nhiều thí sinh trúng tuyển ĐH vào ngành không yêu thích vì lý do sắp xếp thứ tự nguyện vọng không đúng.

Ở Trường ĐH Công nghiệp TP HCM dự kiến không có xét tuyển bổ sung, phân hiệu ở Quảng Ngãi thì có xét tuyển bổ sung 6 ngành. Thí sinh có thể học ở Quảng Ngãi 2 năm, sau đó chuyển vào TP HCM.

Học phí phân hiệu nhà trường ở Quảng Ngãi chỉ khoảng 50% so với trường ở TP HCM.

Tư vấn trực tuyến: Vì sao điểm rất cao vẫn không trúng tuyển?- Ảnh 11.

Chương trình tư vấn của Báo Người Lao Động tiếp tục lan tỏa

. Mức điểm 23 em không trúng ngành dược ở Trường ĐH Y Dược TP HCM. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có tuyển sinh y dược bổ sung không?

- ThS Bùi Quang Trung: Trường đang xét tuyển bổ sung vào các ngành. Với mức điểm 23, bạn có có hội vào ngành dược tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

. Cơ hội việc làm tại Trường CĐ Du lịch- Kỹ thuật Sài Gòn là như thế nào? Hiện em muốn theo đuổi một ngành liên quan đến trí tuệ nhân tạo của trường, mức học phí và chương trình học ra sao?

-Thầy Võ Công Trí: Hiện nay, các chương trình đào tạo tập trung hơn 70% vào thực hành. Các chương trình kiến tập, thực tập, học kỳ doanh nghiệp,…giúp sinh viên va chạm từ sớm.

Nhà trường sẽ là cầu nối giúp sinh viên tìm được công việc phù hợp và được cam kết bằng văn bản. Thời gian đào tạo tại trường là 2,5 năm, sau đó sinh viên có thể liên thông lên ĐH. Học phí là 520.000 đồng/tín chỉ, một học kỳ dao động từ 5-7 triệu đồng.

Sinh viên có thể vừa học, vừa làm thêm. Hiện nay, trường đang sở hữu sàn giao dịch việc làm Viecvui.vn, đây là cơ hội rất lớn dành cho sinh viên.

. Trường CĐ Bình Minh Sài Gòn có những ngành nào đang được nhiều thí sinh lựa chọn. Sinh viên có cơ hội phát triển kỹ năng?

-ThS Lê Anh Tuấn: Trường CĐ Bình Minh Sài Gòn đang đào tạo hơn 10 ngành, trong đó các ngành nhiều thí sinh quan tâm như kế toán, CNTT, du lịch… Chương trình đào tạo được xây dựng tương đồng với ĐH Văn Hiến (cùng hệ thống) nên khi liên thông lên ĐH, các bạn được công nhận tín chỉ, tiết kiệm được 50% chi phí khi học ĐH.

Ngoài việc học tập, sinh viên được phát triển kỹ năng trong hơn 30 CLB thuộc hệ thống giáo dục Hùng Hậu.

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo