Nhiều người có thể dễ dàng tiếp cận và mua đôi khi chỉ bằng vài cú click chuột. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về việc kiểm soát và giám sát hoạt động mua bán các chất độc hại.
Hóa chất độc hại nói chung, chất độc xyanua nói riêng, rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người, sinh vật, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, là chất có khả năng hủy hoại môi trường sống. Vì vậy, nhà nước quản lý chất độc rất chặt chẽ và chỉ những cơ quan, tổ chức nào được phép mới được quyền sản xuất, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán chất độc. Luật Quản lý chất độc năm 2007 là luật chuyên ngành quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất. Nghị định 113/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Đặc biệt, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định hình phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất độc nói chung, chất độc xyanua nói riêng (điều 311 tội "Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc"; điều 312 tội "Vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc").
Ngoài ra, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể và nghiêm ngặt về việc quản lý, mua bán chất độc. Tuy nhiên, việc thực thi và giám sát chưa hiệu quả trong thực tế. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có những biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc mua bán các chất độc.
Trước tiên, cần rà soát lại hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý và kiểm soát các chất độc. Ban hành các quy định rõ ràng về việc phân loại, quản lý và sử dụng các chất độc hại. Các quy định này cần phải được thực thi nghiêm ngặt, có hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán các chất độc. Nên thành lập các đơn vị chuyên trách để thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh hóa chất, các sàn thương mại điện tử và các kênh bán hàng trực tuyến. Đồng thời, có cơ chế báo cáo, xử lý nhanh các trường hợp vi phạm. Học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia tiên tiến, đồng thời tham gia các hiệp định quốc tế về kiểm soát chất độc.
Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ vào công tác quản lý và kiểm soát việc mua bán chất độc...
Bình luận (0)