xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thầy Long khuyến học, khuyến tài

LÊ KIM DŨNG

Trăn trở về những hoàn cảnh đáng thương của học sinh khó khăn, thầy Huỳnh Tấn Long kết nối với nhiều nhà hảo tâm để giúp các em tiếp tục đến trường

Ông Huỳnh Tấn Long (SN 1949) từng là giáo viên của Trường Phổ thông cơ sở Điện Thọ (nay là Trường THCS Phan Thúc Duyện), xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 2012, sau nghỉ hưu, ông tham gia Hội Khuyến học của xã, kết nối vận động nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước, giúp đỡ học sinh (HS) địa phương vượt khó đến trường.

Thay đổi cách làm

Năm 2017, sau khi chuyển từ Hội Từ thiện sang Hội Khuyến học xã, ông Long đã kết nối, vận động các nhà hảo tâm để đẩy mạnh hoạt động chăm lo cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường.

Trong thời gian dài đứng lớp rồi làm quản lý chuyên môn, tổng giám thị Trường THPT Hoàng Diệu, thầy Long đã gặp nhiều hoàn cảnh HS khó khăn, đứng trước nguy cơ phải nghỉ học.

Ông bồi hồi kể có HS là lớp trưởng một lớp chọn cứ đi học trễ. Qua tìm hiểu, ông mới biết mỗi sáng em đều dậy sớm gánh rau giúp bà nội mang ra chợ bán rồi mới vội đến trường. "Có trường hợp một nữ sinh thường mặc áo sơ-mi đến lớp, vi phạm nội quy mặc áo dài nên bị phạt. Hỏi ra mới biết em chỉ có một chiếc áo dài mà giặt chưa kịp khô nên không thể mặc. Mình tâm tư mãi" - thầy Long nói.

Vì vậy, khi chuyển sang công tác khuyến học, ông luôn nặng lòng, trăn trở về những hoàn cảnh đáng thương của các HS. Từ đó, ông tìm cách kết nối để giúp các em không phải dở dang việc học.

Làm công tác khuyến học một thời gian, thay vì thực hiện cách làm truyền thống, huy động tiền để cuối năm trích ra mua vở phát thưởng, ông đưa ra 2 mô hình là "Đỡ đầu học tập" và "Ươm mầm tài năng". Đồng thời, thay đổi cách vận động từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp ủng hộ tiền vào các quỹ học bổng và đưa trực tiếp cho người nhận.

Hai mô hình "Ươm mầm tài năng" và "Đỡ đầu học tập" đã được các nhà hảo tâm ủng hộ và đồng hành, cam kết tham gia lâu dài.

Thầy Long khuyến học, khuyến tài- Ảnh 1.

Học sinh được cấp học bổng khuyến tài, mức 10 triệu đồng/năm, đến hết lớp 12

Hàng trăm học sinh, sinh viên được thụ hưởng

Với mô hình "Đỡ đầu học tập", HS được giúp đỡ các khoản học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và mua sách giáo khoa. Tùy từng cấp học tương ứng với mức 1 triệu đồng/em/năm; thời gian đỡ đầu ít nhất hết cấp học hoặc xuyên suốt các cấp học. Thông qua mô hình này, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ rất nhiều HS thuộc hộ khó khăn. Mỗi gia đình HS sẽ không còn phải lo âu, tất tả ngược xuôi vay mượn để đóng các khoản tiền đầu năm học cho con. Các em không phải phập phồng lo lắng mà tự tin và yên tâm học tập. Số HS được nhận đỡ đầu tăng từng năm, trung bình mỗi năm tăng mới từ 10 em trở lên. Năm học 2024-2025 có 56 HS được thụ hưởng.

Mô hình "Ươm mầm tài năng" dành khen thưởng HS cuối năm học đứng nhất lớp, nhất khối, nhất trường và các HS đoạt giải nhất, nhì, ba các môn văn hóa trong những kỳ thi HS giỏi các cấp thị xã, tỉnh, khu vực và quốc gia. Mô hình khuyến học này không chỉ dành riêng cho HS ở địa phương mà mở rộng cho HS các xã khác đến học tại xã Điện Thọ. Đặc biệt, cấp học bổng khuyến tài cho những HS học giỏi có hoàn cảnh rất khó khăn với giá trị cao là 10 triệu đồng/em/năm. Đến nay đã có 4 HS được nhận.

Hội Khuyến học xã vận động cô Huỳnh Thị Kim Vân, người sáng lập Quỹ Học bổng Sao Biển, cấp cho sinh viên (SV) quê Điện Thọ mức 7 triệu đồng/năm, suốt các năm đại học. Có 12 SV nhận học bổng đã ra trường, còn 3 SV tiếp tục nhận và đang xét cấp mới cho năm học 2024-2025 từ 3 - 5 SV. Với mô hình này, Hội Khuyến học xã Điện Thọ đã kịp thời hỗ trợ, động viên những HS, SV có triển vọng góp phần vào việc xây dựng, phát triển quê hương… "Có kết quả như hôm nay là nhờ cách vận động linh hoạt, tích cực kết nối mọi tầng lớp, vùng miền. Không chỉ những người con của quê hương Điện Thọ và Điện Bàn mà cả những tấm lòng vàng ở các địa phương khác quan tâm đến sự nghiệp giáo dục" - ông Long chia sẻ.

Thầy Long khuyến học, khuyến tài- Ảnh 2.

Bàn giao kinh phí “Đỡ đầu học tập” cho hiệu trưởng các trường có học sinh được hỗ trợ (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Nhiều bạn đồng hành

Để duy trì, phát triển các mô hình, ông Long cho biết từ năm học 2025-2026, hội sẽ vận động các nhà hảo tâm chung tay thành lập và triển khai mô hình "Tiếp sức em đến trường" nhằm giúp những HS, SV gặp phải hoạn nạn, rủi ro, bất trắc… không bỏ học giữa chừng. Anh Nguyễn Đức Nhân, ở TP HCM, tiên phong ủng hộ 25 triệu đồng, đặt nền móng để Hội Khuyến học xã xây dựng mô hình này.

Chị Phan Thị Như Ánh trước đây cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và được sự giúp đỡ của cộng đồng nên rất thấu hiểu, đồng cảm với các HS. Chị đã chung tay vận động một Việt kiều cấp học bổng khuyến tài cho 1 HS ở xã Điện Thọ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng học giỏi với mức cấp 400 USD/năm, cho hết lớp 12. Ông Nguyễn Anh Hoàng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư thương mại Phước Yên, ủng hộ Quỹ Khuyến học năm 2024-2025 20 triệu đồng. Từ năm 2017 đến nay, ông đều ủng hộ 20 triệu đồng/năm, ngoài ra còn tài trợ 50 chiếc xe đạp cho HS có phương tiện đi học. Anh Đỗ Phú Quốc (Việt kiều Mỹ) biết được hoàn cảnh đáng thương của Phan Quang Hoàng Vỹ - lớp 8/1 Trường THCS Phan Thúc Duyện - nên đã hỗ trợ 2,5 triệu đồng/năm, để em học hết lớp 12. Ông nội Vỹ vừa mất 20 ngày thì cha em cũng ra đi, vì mắc cùng một bệnh hiểm nghèo, trong lúc mẹ em mới sinh em bé… Cô Lê Thị Linh (chủ cơ sở nấu ăn Gia Linh, xã Điện Thọ) tài trợ các khoản bảo hiểm cho em từ lớp 9 đến hết lớp 12, tổng số tiền hơn 4,1 triệu đồng…

Ngoài ra, mô hình khuyến học cũng được chính quyền xã Điện Thọ, lãnh đạo 2 HTX nông nghiệp, ban giám hiệu 5 trường học từ mẫu giáo đến THPT và một số cơ sở tôn giáo trong xã và rất nhiều nhà hảo tâm khác ủng hộ, đồng hành với mong mỏi động viên các em nỗ lực vượt khó, học hành tiến bộ. Các khoản tài trợ, đóng góp của những nhà hảo tâm được công bố để bảo đảm sự minh bạch. Công tác xét duyệt nhận tài trợ, học bổng đều có sự phối hợp tham gia của đại diện thôn, trường và Hội Khuyến học.

Năm 2021, Hội Khuyến học xã Điện Thọ và cá nhân ông Long được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2020. Năm 2024, ông được UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023-2024. 

Thầy Long khuyến học, khuyến tài- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Anh Hoàng (trái) trao tài trợ hằng năm vào Quỹ Khuyến học xã Điện Thọ

Cần được nhân rộng

Hai mô hình "Ươm mầm tài năng" và "Đỡ đầu học tập" được xem là điểm sáng về phong trào khuyến học, khuyến tài trong thời gian qua. Trong lễ tuyên dương, trao thưởng năm học 2023-2024 và nhận "Đỡ đầu học tập" năm học 2024-2025, ngày 14-6-2024, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, đánh giá đây là những mô hình xuất sắc, tiêu biểu của Hội Khuyến học xã Điện Thọ cần được nhân rộng.

Thầy Long khuyến học, khuyến tài- Ảnh 4.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Thầy Long khuyến học, khuyến tài- Ảnh 5.

Thầy Long khuyến học, khuyến tài- Ảnh 6.

Thầy Long khuyến học, khuyến tài- Ảnh 7.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo