xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai đủ “sạch” thay Blatter?

Đông Linh

Càng cận kề thời điểm Sepp Blatter phải rời FIFA, tổ chức quyền lực của bóng đá thế giới càng rối ren khi những ứng viên sáng giá cho chức vụ này lần lượt phải đối mặt với cáo buộc về nhiều tội danh khác nhau.

Tại cuộc điều tra của ngành tư pháp Thụy Sĩ, S. Blatter bị chất vấn về một vụ chuyển tiền trị giá 1,3 triệu bảng Anh mà người nhận là M. Platini, chủ tịch UEFA, đồng thời cũng là ứng viên sáng giá thay thế Blatter khi ông này rời nhiệm sở vào tháng 2-2016. Danh nghĩa là khoản tiền trả công làm việc với tư cách cố vấn đặc biệt, thế nhưng số tiền trên được chuyển đến Platini chậm đến... 9 năm, đúng vào thời điểm trước cuộc bầu cử chủ tịch FIFA năm 2011. Người ta cho rằng đấy là số tiền được trả để đổi lấy sự rút lui của ứng viên Platini, giúp Blatter tái đắc cử lần đó.

Blatter ra đi là chuyện đương nhiên khi ông quá mất uy tín, bị nhiều nhà tài trợ lớn tẩy chay. Vấn đề chỉ nóng bỏng hơn khi các ứng viên có khả năng thay thế Blatter lại chính là những đối tượng từng kình chống ông ra mặt. Nếu họ thắng cử, nhiều câu chuyện chốn “thâm cung” của FIFA sẽ bị phơi bày, từ chuyện quà cáp, mua bán phiếu bầu các chiến dịch đăng cai World Cup cho đến chuyện bản quyền truyền hình bị lọt vào tay các “đầu nậu” cỡ bự với giá hết sức “trời ơi” để sau đó người hâm mộ chịu thiệt thòi.

 

Hoàng thân Ali Al Hussein (trái) của Jordan trở thành ứng viên sáng giá khi M.Platini dính cáo buộc nhận hối lộ Ảnh: REUTERS
Hoàng thân Ali Al Hussein (trái) của Jordan trở thành ứng viên sáng giá khi M.Platini dính cáo buộc nhận hối lộ Ảnh: REUTERS

 

Sự kiện Tiểu ban Đạo đức FIFA dự định đình chỉ mọi hoạt động bóng đá trong 19 năm, bao gồm cả việc ra ứng cử của cựu Phó Chủ tịch FIFA Chung Mong-joon càng làm dấy lên nghi ngờ cơ quan này làm “tay trong” cho Blatter, tạo sự cố nhằm triệt hạ uy tín của tỉ phú người Hàn Quốc. Chung là người góp sức đưa World Cup 2002 về với châu Á lần đầu tiên (Hàn Quốc và Nhật Bản đồng đăng cai). Năm 2011, Chung ra tranh cử và kình chống Blatter, kết quả là ông vừa thất bại vừa mất luôn chức Phó Chủ tịch FIFA! Trước đó, năm 2010, Chung đề xuất thành lập Quỹ Bóng đá toàn cầu (GFF), trong đó, Hàn Quốc đóng góp 777 triệu USD để đổi lại quyền đăng cai World Cup 2022 của nước này. Không ai mặn mà với dự án này và FIFA khi đó cũng không đả động gì đến cá nhân ông Chung. Vậy mà giờ đây, sự việc bị Tiểu ban Đạo đức “lôi” ra để chống lại Chung Mong-joon.

Theo kế hoạch, danh sách các ứng viên sẽ được gút vào ngày 26-10 và mỗi ứng viên phải được ít nhất 5 thành viên ban chấp hành FIFA hậu thuẫn, sẵn sàng bỏ phiếu cho họ. Hai ứng viên nặng ký Platini và Chung đang gặp rắc rối, vậy ai trong số các ứng viên còn lại như Hoàng thân Ali Al Hussein (Jordan), cựu danh thủ Zico (Brazil) và Musa Bility (chủ tịch LĐBĐ Liberia) đủ tư cách lèo lái con thuyền FIFA theo hướng trong sạch, dân chủ hơn?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo