xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bóng đá Á – Phi: Cạnh tranh đến World Cup

Đông Linh - Ảnh: Reuters

(NLĐO) – Lần lượt diễn ra trong những ngày đầu năm, hai sự kiện Asian Cup và CAN 2015 đã nhận được sự quan tâm của người hâm mộ trên khắp thế giới. Liệu đấy có là tín hiệu cho thấy hai nền bóng đá châu lục này đã phát triển tương xứng với tiềm năng?

Châu Phi – Bóng đá hồn nhiên hết đất dụng võ

Việc nhiều đội bóng tuyển mộ các HLV đến từ châu Âu đã và đang đem lại hiệu ứng tích cực bởi các nhà cầm quân này không ngần ngại truyền bá quan điểm làm việc thực dụng nhưng chắc chắn có hiệu quả. Trận chung kết CAN 2015 có sự hiện diện của hai đội bóng hùng mạnh Bờ Biển Ngà và Ghana là một minh chứng hùng hồn.

 

Bờ Biển Ngà (phải) và Ghana gặp nhau trong trận chung kết CAN 2015
Bờ Biển Ngà (phải) và Ghana gặp nhau trong trận chung kết CAN 2015

 

Không còn lứa cầu thủ được mệnh danh “thế hệ vàng” cách đây ít năm mà “voi rừng” Didier Drogba là đại diện tiêu biểu, Bờ Biển Ngà vẫn là một đội bóng rất mạnh khi đội hình vừa tham dự vòng chung kết World Cup 2014 tiếp tục đi một mạch đến trận chung kết giải bóng đá châu lục. Từng là đại diện của lối chơi bóng đá tấn công dồn dập, đẹp mắt và... hồn nhiên nhưng dưới thời HLV Herve Renard, “những chú voi” thi đấu thực dụng và an toàn hơn. Trong những thời điểm quan trọng, dàn cầu thủ ngôi sao của Bờ Biển Ngà đã biết cách tỏa sáng. Sau hai trận hòa mở màn với Guinea và Mali, Bờ Biển Ngà đánh bại cựu vô địch Cameroon để đi tiếp vào tứ kết, nơi họ hạ đội bóng vừa dự World Cup 2014 Algeria, rồi giành chiến thắng trước CHDC Congo ở bán kết đều với tỉ số áp đảo 3-1. Trình làng lối chơi tấn công đẹp mắt, thuyết phục, mạo hiểm nhưng hiệu quả, Bờ Biển Ngà xứng đáng có được ngôi vô địch sau 23 năm, kể từ khi đánh bại chính Ghana ở trận chung kết CAN 1992 sau loạt đá luân lưu.

 

Bờ Biển Ngà lên ngôi bằng lối đá thực dụng và hiệu quả
Bờ Biển Ngà lên ngôi bằng lối đá thực dụng và hiệu quả

 

Ghana thất bại lần thứ hai liên tiếp trước Bờ Biển Ngà ở trận chung kết là điều đáng tiếc. Đội bóng có biệt danh “Những ngôi sao đen” từng 4 lần lên ngôi vô địch và lần đăng quang sau cùng của họ đã cách đây 33 năm. Trong giai đoạn tái thiết sau World Cup 2014, nhiều trụ cột như Michael Essien, Kevin Boateng, Sulley Muntari đã cùng với HLV John Appiah nói lời chia tay đội tuyển nhưng dàn cầu thủ tài năng có tuổi đời trung bình 24 cũng kịp vào đến chung kết CAN 2015, hứa hẹn đưa tuyển Ghana trở thành một thế lực mạnh, thậm chí cả vai trò đội bóng số 1 châu Phi của tương lai.

 

Andre Ayew - con trai của danh thủ Abedi Pele - là trụ cột của tuyển Ghana
Andre Ayew - con trai của danh thủ Abedi Pele - là trụ cột của tuyển Ghana

 

Thành tích chuyên môn của các đội tuyển châu Phi là không cần bàn cãi nhưng ngoài những ưu điểm về thể lực và kỹ thuật khéo léo, họ thiếu nhiều tố chất để có thể lên ngôi ở một sự kiện quốc tế. Ngoài lối chơi hồn nhiên như đã nhắc ở trên, bóng đá châu Phi đầy rẫy nạn mua bán tỉ số, dàn xếp kết quả trận đấu, dễ bị kích động dẫn đến các hành vi bạo lực trong cũng như bên ngoài sân cỏ. Chuyện cũ có việc xe chở đội tuyển Togo bị xả súng hồi CAN 2010 và mới có vụ bạo động vô tiền khoáng hậu tại CAN 2015 khi cổ động viên Guinea Xích Đạo tấn công người hâm mộ lẫn cầu thủ Ghana, buộc cảnh sát phải huy động cả trực thăng cùng lực lượng mạnh để giải tán đám đông bị kích động.

 

Khán giả Guinea Xích Đạo tấn công cổ động viên và cầu thủ Ghana
Khán giả Guinea Xích Đạo tấn công cổ động viên và cầu thủ Ghana

 

Châu Phi là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào cho các giải vô địch hàng đầu châu Âu và chính việc được trau dồi, cọ xát ở đẳng cấp cao đã tác động ngược trở lại, giúp các đội tuyển ngày một mạnh hơn, thi đấu sòng phẳng với đại diện các châu lục khác. Tuy vậy, như đã đề cập, bóng đá châu lục này cần tiến tới sự chuyên nghiệp, từ thái độ cho đến cách hành xử để có thể thành công hơn nữa.

Bóng đá châu Á – Chuyên nghiệp một nửa

Bỏ qua sự đàm tiếu của dư luận với việc tuyển Úc được trao cơ hội để trở thành đội bóng duy nhất trong lịch sử giành chức vô địch của cả hai châu lục, thành công của Asian Cup 2015 nói chung và của tuyển Úc nói riêng xứng đáng được ghi nhận.

 

Tuyển Úc đăng quang ở Asian Cup cho thấy nhiều vấn đề của làng cầu châu Á
Tuyển Úc đăng quang ở Asian Cup cho thấy nhiều vấn đề của làng cầu châu Á

 

Châu Á chiếm đa số dân số thế giới, nhiều quốc gia nằm trong nhóm các cường quốc kinh tế giàu nhất hành tinh. Tuy vậy, điều đáng nói là không quốc gia nào có đại diện trong Top 50 đội tuyển hàng đầu của FIFA khi đội bóng số 1 châu lục là Iran chỉ đứng hạng 51 thế giới. Châu Phi có đến 11 đội thuộc 50 hạng đầu.

 

Tiền đạo Cha Du-ri (trái, Hàn Quốc) trong trận chung kết với tuyển Úc
Tiền đạo Cha Du-ri (trái, Hàn Quốc) trong trận chung kết với tuyển Úc

 

Tất nhiên, bảng xếp hạng FIFA chưa hẳn đã chuẩn nhưng phản ánh phần nào sự thua sút của châu Á so với bóng đá châu Phi. Khi mà đội tuyển xứ sở dầu mỏ giàu có Saudi Arabia vẫn cần phải tăng cường thể lực và tinh thần đồng đội như thừa nhận của HLV trưởng Cosmin Olaroiwi, đấy thực sự là một vấn đề. Các tuyển thủ Saudi Arabia chỉ thi đấu ở giải chuyên nghiệp trong nước trong khi đội tuyển Algeria bao gồm các thành viên đang chơi bóng ở những CLB danh tiếng như Tottenham, Napoli, Parma, Valencia, Sporting, Porto, Dinamo Zagreb, Trabzonspor… Đó là lý do vì sao đội bóng Bắc Phi liên tục có suất dự World Cup.

 

Tuyển Nhật Bản của Hasebe và thủ môn Kawashima bị loại sớm
Tuyển Nhật Bản của Hasebe và thủ môn Kawashima bị loại sớm

 

Vị HLV người Anh Ray Wilkins của tuyển Jordan phàn nàn khi tuyển Nhật có cầu thủ gốc Đức trong khi ông chú trọng vào tuyến trẻ làm nòng cốt cho giấc mơ Olympic của bóng đá Jordan. Tất nhiên, ông thầy này cũng mong các cầu thủ của mình được trau dồi năng lực ở môi trường bóng đá hàng đầu tại châu Âu hơn là chỉ quanh quẩn chơi bóng ở các quốc gia vùng Vịnh.

Trung Quốc lọt vào vòng chung kết World Cup 2002 nhờ Nhật Bản và Hàn Quốc đã giành vé vào thẳng với tư cách chủ nhà. Hàn Quốc, đội vào đến chung kết Asian Cup 2015, là nhờ làm việc cần mẫn, có hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ từ lứa tuổi 6-7, tạo tiền đề cho việc liên tục góp mặt ở World Cup từ năm 1994 đến nay.

 

Hàn Quốc cần nhiều yếu tố để thành công trên đấu trường quốc tế
Hàn Quốc cần nhiều yếu tố để thành công trên đấu trường quốc tế

 

Dẫn dắt tuyển Hàn Quốc vài năm nay, cựu danh thủ người Đức Uli Stielike nhận xét: “Bóng đá châu Á đầy không khí thù hận, nghi kỵ. Người Hàn thì chăm chăm dõi theo cách làm của người Nhật còn Nhật Bản xem Trung Quốc làm bóng đá ra sao để dè chừng. Họ chỉ ngắm chừng lẫn nhau mà quên đi yếu tố cốt tử là phải vượt qua nhau để có thể sánh vai với đại diện các châu lục khác. Chẳng đội bóng châu Á nào thoát khỏi vị trí cuối bảng ở VCK World Cup 2014, tương tự những kỳ giải trước, là vì thế.

55 đội tuyển châu Phi cạnh tranh 5 suất dự World Cup trong khi 46 đội bóng châu Á được trao đến 4 suất rưỡi, có vẻ không thật sự công bằng. Nhưng nếu để trao thêm suất cho hai làng cầu này, những nhà làm bóng đá cần xem lại quan điểm của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo