icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các tay vợt châu Á ở Australian Open 2002

Nguyễn Kiệt Dũng (E-mail từ Úc)

Tại Australian Open (A.O) 2002, trong số 128 tay vợt nam thi đấu vòng chính chỉ có một tay vợt đến từ châu Á là Paradorn Srichaphan (Thái Lan), nhưng có tới 6 đại diện nữ chơi ở vòng đấu chính.

Gặp lại Paradorn Srichaphan và Tamarine Tanasugarn

Cách đây hai năm Paradorn từng đến TPHCM thi đấu ở giải Challenger. Chỉ sau một thời gian ngắn cầm vợt chu du khắp thế giới, VĐV 20 tuổi người Thái Lan này đã trở thành tay vợt nam xuất sắc nhất ở châu Á. Tay vợt nữ Tamarine Tanasugarn cũng là một gương mặt khá quen thuộc với khán giả VN, chị từng thi đấu ở Challenger TPHCM, hiện là tay vợt nữ hạng 26 thế giới.

Tôi đã từng tiếp xúc, xem Paradorn và Tanasugarn thi đấu tại VN và Thái Lan (Asiad 13) nên không khỏi ngạc nhiên trước sự tiến bộ rất nhanh của họ. Đây là lần thứ ba liên tiếp Paradorn thi đấu ở A.O (năm 2000 Paradorn vào tới vòng 2, năm 2001 anh bị loại ở vòng 1); còn Tanasugarn thì đã có quá trình 10 năm chơi ở các giải nhà nghề dù hiện nay chỉ mới 25 tuổi.

Vì sao hai tay vợt Thái Lan có chỗ đứng trên đấu trường quốc tế và trình độ của họ vượt xa khỏi khu vực Đông Nam Á? Tôi chú ý quan sát họ rất nhiều ở A.O, trong lúc tập luyện lẫn thi đấu. Không có sự khác biệt lớn giữa họ với các tay vợt nhà nghề bởi cách thức, tác phong, tính cách của họ thực sự rất chuyên nghiệp. Paradorn và Tanasugarn mang quốc tịch Thái Lan nhưng trưởng thành và được đào tạo quần vợt ở Mỹ. Tanasugarn cho biết, để có được thành tích hôm nay chị phải miệt mài khổ luyện, thường xuyên tham dự các giải quần vợt quốc tế. Chị nói: “Phải thi đấu thật nhiều, va chạm và cọ xát thường xuyên mang lại cho tôi những bài kinh nghiệm quý”. Mỗi năm trung bình Tanasugarn và Paradorn thi đấu 25-30 giải nhà nghề nên thường sống xa nhà và không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải trí.

Grand Slam: Sân chơi quá sức của các tay vợt châu Á

Trong sự nghiệp của mình, Tanasugarn từng 8 lần giành ngôi vô địch các giải nhà nghề do ITF tổ chức; 3 lần vào chung kết giải Japan Open, Birmingham - Anh, Pattaya - Thái Lan; 7 lần có mặt ở vòng bán kết ở các giải Dubai, Thượng Hải, Oklahoma, Tokyo, Auckland, Bắc Kinh, Japan Open. Ở hệ thống Gand Slam, kể từ năm 1997 Tanasugarn tham dự đủ các giải A.O, Roland Garros, Wimbledon và US Open. Chỉ riêng tiền thưởng từ các giải nhà nghề chị kiếm được hơn 1 triệu USD, tiền quảng cáo còn nhiều hơn gấp nhiều lần.

Còn Paradorn tâm sự rằng, thần tượng của anh chính là Michael Chang, tay vợt Mỹ gốc châu Á. Một chi tiết thú vị, Paradorn hiện xếp hạng 86 thế giới, cao hơn 7 hạng so với Michael Chang.

Một thực tế phải thừa nhận, các giải nhà nghề thuộc hệ thống Grand Slam gần như là sân chơi quá sức của các tay vợt châu Á. Tại A.O 2002, 7 tay vợt nam và 6 tay vợt nữ châu Á đều không vượt qua vòng đấu loại, nhưng với những cọ xát ở trình độ đỉnh cao như vậy, họ có nhiều cơ hội tiến xa trong tương lai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo