mà chỉ ra các quán cà phê xem bóng đá đang dần phổ biến
Ảnh: QUỐC THẮNG
Theo ông Cao Văn Liết, Tổng Giám đốc K+, không có chuyện K+ mua độc quyền EPL để tăng giá với thuê bao cũ hay ép người đang sử dụng khác phải dùng dịch vụ K+. Việc Canal Plus chuyển giao bản quyền EPL cho K+ cũng là nằm trong chiến lược kinh doanh và cam kết phục vụ khách hàng của nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào K+.
Ông Liết khẳng định: “K+ cam kết phục vụ khách hàng bằng chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, đa dạng hơn và đặc sắc hơn để khách hàng tự tìm đến với mình”. Tuy vậy, ông thừa nhận trong bối cảnh suy thoái kinh tế, việc kinh doanh của nhiều đơn vị truyền hình trả tiền chứ không riêng gì K+ đều gặp khó khăn lớn.
Lãnh đạo VTV, đơn vị góp 51% cổ phần trong K+, chưa bao giờ thừa nhận K+ đang bị lỗ. Điều này cũng dễ hiểu bởi đồng vốn của VTV ở K+ có một phần từ ngân sách nên chuyện nhạy cảm này VTV muốn tránh. Tuy nhiên, ở K+, vai trò của Canal Plus không chỉ phụ thuộc vào con số 49% cổ phần kia.
Riêng mảng bản quyền truyền hình ở K+, Canal Plus chiếm ưu thế hơn VTV khi cử một phó tổng giám đốc người Pháp đặc trách. Chính vì thế, ngay cả ông Cao Văn Liết là Tổng Giám đốc K+ nhưng cũng không thể xác nhận chính xác Canal Plus đã mua lại bản quyền Giải Ngoại hạng Anh từ tay Tập đoàn IMG hay chưa khi thương vụ này vừa hoàn tất.
Chiến lược của Canal Plus trong liên doanh K+ và động thái ngày càng táo bạo, quyết liệt giành quyền có những món hàng “độc” khiến ngay cả VTV cũng bất ngờ. Một lãnh đạo của Truyền hình An Viên (AVG) đánh giá việc VTV thừa nhận không hề biết việc Canal Plus mua bản quyền EPL và sẽ chuyển giao 2 gói độc quyền cho K+ cho thấy VTV dường như không nắm quyền kiểm soát trong K+, ít nhất là về mặt định hướng phát triển. Đến khi Canal Plus có thông báo rộng rãi về vấn đề này thì VTV cũng mới loan báo chuyện K+ được chuyển giao bản quyền truyền hình EPL từ tay đối tác của mình.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc K+ Cao Văn Liết thừa nhận cái khó của K+ là việc tiếp cận công chúng bởi người hâm mộ có tâm lý “dùng” K+ kiểu đối phó khi không lắp đặt tại nhà mà chỉ ra các quán cà phê xem bóng đá đang dần phổ biến.
Con số 40 triệu USD mà Canal Plus bỏ ra để mua EPL giai đoạn 2013-2016 vẫn chưa được kiểm chứng bởi cả VTV lẫn K+ đều không xác nhận. Tuy nhiên, giai đoạn 2010-2013, K+ đã phải bỏ ra khoảng 16 triệu USD để mua độc quyền EPL ngày chủ nhật thì lần này dự kiến K+ sẽ có cả 2 gói độc quyền thứ bảy và chủ nhật, số tiền cao hơn nhiều là điều dễ hiểu. Lãnh đạo VTV và K+ vẫn từ chối trả lời câu hỏi: “Được Canal Plus chuyển giao, K+ có phải trả tiền hay không?” với lý do đây là những thỏa thuận có tính “nội bộ”.
Rút vai trò chính, VTV chưa báo cáo Lãnh đạo VTV có động thái rút khỏi vai trò trưởng ban điều phối mua bản quyền truyền hình EPL sau khi xác nhận K+ chắc chắn có bản quyền EPL giai đoạn 2013-2016 trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, việc Phó Tổng giám đốc VTV, ông Nguyễn Thành Lương, nói với lãnh đạo Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam và đại diện các đài truyền hình về việc rút vai trò trưởng ban điều phối vẫn chưa được báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Thông tin - Truyền thông. Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Đỗ Quý Doãn khẳng định chưa biết gì về việc VTV rút khỏi vai trò “đầu tàu” của mình. Ông Doãn cho rằng đây là vấn đề quản lý Nhà nước chứ không phải câu chuyện nói vui nên VTV sẽ phải báo cáo bộ về toàn bộ vấn đề bản quyền. |
Bình luận (0)