xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chinh phục con cháu Tôn Ngộ Không

Yến Anh

Suốt mấy chục năm qua, nhiều thế hệ người Hà Nội không thể quên những buổi biểu diễn ngộ nghĩnh, đáng yêu của các chú khỉ trên sân khấu Rạp Xiếc trung ương

Hình ảnh những chú khỉ léo nhéo đuổi nhau chí chóe trên chiếc xe đạp nhỏ xíu hoặc khéo léo đi thăng bằng trên dây, trồng cây chuối... gắn liền với tên tuổi NSƯT Tạ Duy Nhẫn - nghệ sĩ xiếc thú hàng đầu Việt Nam.

Nhìn những chú khỉ thông minh, nhanh nhẹn, nhiều người nghĩ dạy chúng làm xiếc rất dễ. “Thế nhưng, có bắt tay vào cuộc mới thấy chinh phục đám con cháu Tôn Ngộ Không khó khăn như thế nào. Tôi đã mất rất nhiều năm lặn lội đến Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An… để săn tìm những chú khỉ vừa thông minh, tinh nghịch vừa khéo léo để đưa về huấn luyện” - NSƯT Tạ Duy Nhẫn cho biết.

 


NSƯT Tạ Duy Nhẫn kiên trì huấn luyện một chú khỉ Ảnh: Duy Tạ

NSƯT Tạ Duy Nhẫn kiên trì huấn luyện một chú khỉ Ảnh: Duy Tạ

 

img

 

Theo “vua xiếc khỉ”, khỉ làm xiếc chủ yếu là khỉ vàng miền Bắc, sau này có thêm khỉ mặt đỏ, khỉ xoáy, khỉ lợn, khỉ mào… “Tập cho khỉ rất kỳ công và mất thời gian vì chúng thường không tập trung mà lại tinh nghịch. Khỉ là loài vật nhỏ, không háu ăn nên khó mang đồ ăn ra dụ như nhiều loài khác. Tôi phải vừa dùng tình cảm vừa kiên trì với chúng để biến các phản xạ từ không có điều kiện thành có điều kiện” - ông tiết lộ.

NSƯT Tạ Duy Nhẫn cho biết chỉ riêng tập các động tác cho tiết mục khỉ đạp xe cũng phải mất từ 6 tháng đến 1 năm, mỗi ngày 4 giờ. “Trước tiên, tôi phải cho xe đạp đứng yên, đặt khỉ ngồi và để chân lên bàn đạp rồi quay tại chỗ hàng tháng. Khi nào khỉ ngồi thật vững mới đạp xe được. Tiết mục khỉ trồng cây chuối cũng mất vài tháng. Dạy khỉ và thú nói chung phải kiên trì, mềm mại chứ nóng nảy là hỏng ngay” - ông đúc kết.

NSƯT Tạ Duy Nhẫn trìu mến gọi đàn khỉ, voi, gấu, chó… của mình là “những người bạn không biết nói”. “Khỉ thông minh, có nhiều hành vi giống con người. Khi vui vẻ thì chúng còn nghe lời nhưng lúc cảm thấy khó chịu cũng dễ cáu gắt và sinh ra phá phách, không tuân theo mệnh lệnh người dạy. Bí quyết của tôi đơn giản là mình phải hiểu chúng như những người bạn. Mình đối xử tốt với chúng thì chúng sẽ yêu quý, nghe lời mình. Có những chú khỉ còn làm tốt hơn cả tôi mong đợi. Chúng cũng như những nghệ sĩ, ngẫu hứng và khi thấy khán giả thích thú thì diễn rất bốc. Đàn khỉ của tôi có một con rất thông minh. Nó biết giả vờ vứt mũ của mình xuống đất, người huấn luyện bỏ lại vào giỏ xe, nó cứ vứt ra. Cứ thế, đến khi khán giả vỗ tay cổ vũ nhiệt tình, nó mới thôi” - ông hào hứng.

Là người kế nghiệp của ông tổ nghề xiếc Việt Nam Tạ Duy Hiển, từ  khi còn rất nhỏ, Tạ Duy Nhẫn đã được bố huấn luyện những động tác xiếc đơn giản. Năm 1958, khi 9 tuổi, cậu bé Tạ Duy Nhẫn được bố cho đi học chính quy ở trường xiếc, sau đó 4 năm thì chính thức gia nhập Đoàn Xiếc trung ương.

Vốn bắt đầu sự nghiệp biểu diễn với các tiết mục xiếc người nhưng như là duyên nghiệp, Tạ Duy Nhẫn luôn thấy sức hấp dẫn đặc biệt với những tiết mục xiếc thú. Năm 1978, đoàn lãnh đạo cấp cao nhà nước Mông Cổ tặng Việt Nam 10 con ngựa đẹp làm quà, khi chúng được đưa về đoàn xiếc, Tạ Duy Nhẫn liền xin chuyển sang huấn luyện biểu diễn xiếc ngựa. Hai năm sau, ông tập đến những tiết mục xiếc thú khác, đặc biệt là khỉ. “Hai anh tôi, Tạ Duy Khánh và Tạ Duy Hùng, từng tập những tiết mục xiếc khỉ đầu tiên nhưng tôi muốn phát triển với một phong cách nhanh nhẹn, dứt khoát hơn” - NSƯT Tạ Duy Nhẫn nhớ lại. Trong chuyến biểu diễn ở Ba Lan những năm 1980, tiết mục xiếc khỉ của ông được đông đảo khán giả yêu thích, đề nghị diễn đi diễn lại nhiều lần.

Là người huấn luyện nghiêm khắc mà tình cảm, mềm mỏng mà nhẫn nại, không ngại khó, ngại khổ, những chú khỉ và thú nói chung qua tay NSƯT Tạ Duy Nhẫn đều trở nên thuần thục. Nhiều tiết mục ông dàn dựng có tuổi thọ biểu diễn hàng chục năm. Khi đi biểu diễn ở các địa phương, vợ chồng NSƯT Tạ Duy Nhẫn không ngại ngần căng bạt ngủ ngay cạnh chuồng thú. “Chúng tôi luôn coi những con vật của mình như người trong nhà nên chăm sóc, gần gũi và luôn có sự dung hòa giữa tình cảm với kỷ luật để dạy chúng” - ông bày tỏ.

Gần 40 năm gắn bó với những chú khỉ tinh nghịch, NSƯT Tạ Duy Nhẫn tâm sự ngay cả đến lúc về hưu mới đây, năm 2015, ông cũng không muốn rời xa “những người bạn không biết nói” dễ thương và rất tình cảm của mình. Hằng ngày, ông vẫn đến Liên đoàn Xiếc Việt Nam tập xiếc khỉ cùng con trai - người cũng nối nghiệp cha biểu diễn các tiết mục với đám con cháu Tôn Ngộ Không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo