* Phóng viên: VĐV Lê Thị Huệ gặp chấn thương bị liệt từ năm 2003. Hiện nay, cuộc sống của cô vô cùng khó khăn nhưng tại sao ngành thể thao chưa có sự quan tâm đáng kể nào?
- Ông Lâm Quang Thành: Sau khi Huệ gặp chấn thương, tất cả viện phí, chi phí thuốc thang của Cô đã được Ủy ban TDTT (nay là Tổng cục TDTT) chi trả. Ngành thể thao đã làm hết trách nhiệm của mình với những trường hợp gặp chấn thương trong tập luyện và thi đấu. Chuyện sau đó lại là của địa phương bởi VĐV do họ quản lý, ở đây trực tiếp là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Thanh Hóa.
* Nhưng sau khi trả về địa phương, VĐV Lê Thị Huệ lại không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ. Tại sao Tổng cục TDTT và Sở VH-TT-DL không cùng phối hợp để giúp cô ấy?
- Tôi được biết trước khi hợp nhất thành Sở VH-TT-DL thì Sở TDTT Thanh Hóa vẫn quan tâm đến trường hợp của Huệ. Còn về phía Tổng cục TDTT, chúng tôi không có kinh phí thường xuyên để giúp đỡ VĐV chấn thương. Điều duy nhất tổng cục có thể làm là kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ để Huệ bớt khó khăn. Vật cũng là bộ môn nhiều khó khăn do chưa có liên đoàn, không có nhà tài trợ nên VĐV chịu nhiều thiệt thòi ngay cả lúc thi đấu lẫn sau khi giải nghệ.
* Những bộ môn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương và tai nạn dễ dẫn đến thương tật suốt đời cho VĐV hiện vẫn chưa có cơ chế bảo hiểm thương tật suốt đời cho VĐV?
- Đúng thế. Hiện nay, chỉ có bảo hiểm y tế mua từng năm một cho các VĐV. Khoản này được trích ra từ kinh phí của các trung tâm thể thao quốc gia khi VĐV tập trung đội tuyển.
* Như vậy, VĐV sẽ gặp nhiều thiệt thòi nếu họ gặp chấn thương phải giải nghệ?
Bình luận (0)