Theo bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2011, ông Đoàn Nguyên Đức đứng ở vị trí thứ hai, trong khi đó ông Nguyễn Đức Kiên đứng thứ 14.
Hai ông bầu này nằm trong số những người sốt sắng nhất lập Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) cũng như đề xuất một cuộc “cách mạng” với bóng đá Việt Nam cấp CLB. Họ đang cùng chung một chiến hào trong cuộc đấu pháp lý để giành lại bản quyền từ tay Tập đoàn An Viên (AVG).
Phó Chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên (phải) muốn giành bản quyền truyền hình vì cho rằng
nó sẽ đem lại nguồn thu lớn cho các CLB trong tương lai gần. Ảnh: Hải Anh
Theo lẽ thường, ai đến trước thì có được phần ngon. VPF sinh sau đẻ muộn nhưng nhất định giành lấy bản quyền truyền hình các giải đấu của Việt Nam từ tay AVG không phải không có lý do của họ. Cuối năm 2010, Bộ Tài chính lần đầu tiên đưa ra dự thảo đề án cá cược thể thao trình Chính phủ phê duyệt. Bầu Kiên hơn ai hết hiểu rằng mỗi năm, có hàng triệu đô la của người Việt chảy ra nước ngoài vì những hoạt động cá cược bất hợp pháp. Khi đưa ra bản đề án thành lập VPF vào tháng 9-2011, bầu Kiên nói trước 27 ông bầu khác rằng: “Tôi mới đi Anh và Singapore về, thấy họ đang thực sự làm bóng đá nhà nghề và đang tạo ra lợi nhuận lớn từ bóng đá. Trong khi đó, các CLB Việt Nam phải bỏ ra rất nhiều tiền nhưng bóng đá Việt Nam đang phát triển rất èo uột”.
Với con mắt của những nhà kinh doanh lão luyện, có lẽ cả AVG và VPF đều đã nhận ra một điều: Trong tương lai không xa, việc công nhận hoạt động cá cược thể thao hợp pháp là tất yếu. Khi ấy, các giải quốc nội trên truyền hình chắc chắn sẽ rất nóng và lợi nhuận tạo ra từ quảng cáo cũng như những nguồn thu khác sẽ là con số khổng lồ.
Làm bóng đá phải tạo ra tiền Bầu Kiên, bầu Đức và các đồng minh không đành lòng nếu nhìn những khoản lợi nhuận khổng lồ chảy vào tay những doanh nghiệp khác trong khi các ông là những người đã có hơn một thập kỷ làm bóng đá mà mới chỉ tiêu tiền chứ chưa kiếm lại được đồng nào. Bầu Kiên chính là người khẳng định điều này: “Giờ là lúc bóng đá đi vào giai đoạn nhà nghề hóa, nghĩa là phải tạo ra tiền, phải có nguồn thu thì chúng ta mới phát triển bền vững được”. |
Bình luận (0)