xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đầu với bằng cấp

ANH DŨNG

AFC quy định đến năm 2014, muốn làm HLV trưởng CLB chuyên nghiệp phải có bằng A huấn luyện, đồng nghĩa nhiều HLV lão làng trong nước sắp thất nghiệp trong khi lứa trẻ được kỳ vọng lại chỉ chiếm thiểu số...

Nghề HLV khó tránh khỏi cảnh bị đối xử tệ bạc khi thành tích kém; bù lại, người làm nghề được hưởng lương, thưởng cao ngất ngưởng. Đó luôn là động lực thôi thúc nhiều cầu thủ sắp treo giày phấn đấu làm HLV, tuy nhiên, rào cản lớn nhất chính là tấm bằng huấn luyện do LĐBĐ châu Á (AFC) chứng nhận mà nếu không có nó, rất nhiều HLV tên tuổi trong nước sẽ mất việc trong thời gian tới.

Rủ nhau đi học

Theo HLV Phan Thanh Hùng của CLB Hà Nội T&T, không phải cứ có bằng cấp thì mới thành công. Nhiều HLV lão làng dù chưa có bằng cấp nhưng vẫn chứng tỏ được khả năng cầm quân. Tuy nhiên, ông Hùng cũng khẳng định: “Việc quy định phải có bằng cấp là xu hướng chung, nằm trong lộ trình chung của bóng đá chuyên nghiệp.
img

HLV Nguyễn Thành Vinh của CLB Hà Nội vẫn chưa có bằng A của LĐBĐ châu Á. Ảnh: QUANG LIÊM

Ở nhiều giải quốc tế quy định chỉ HLV có bằng A, bằng B của AFC hoặc chứng chỉ FUTURO của LĐBĐ Thế giới (FIFA) mới được hành nghề và được đăng ký chức danh HLV trưởng”. Riêng Việt Nam, theo quy định của AFC, đến năm 2014, muốn đăng ký chức danh HLV trưởng CLB phải có bằng A, bằng cao nhất trong công tác huấn luyện.
Ở Việt Nam hiện tại, những HLV trẻ tuy mới vào nghề nhưng nhờ được trang bị những kiến thức cơ bản từ khá sớm nên thu được một số thành công nhất định. Trong những đợt huấn luyện và tổ chức thi lấy bằng được AFC tổ chức tại Huế, người hâm mộ dễ dàng nhận ra hàng loạt tên tuổi một thời của bóng đá Việt Nam như Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Hữu Thắng, Trần Công Minh, Nguyễn Hồng Sơn... rủ nhau đi học.
Hiện tại, HLV Lư Đình Tuấn (vừa chia tay Sài Gòn FC), Phan Thanh Hùng (Hà Nội T&T) và Hoàng Anh Tuấn (K.Khánh Hòa) đã được FIFA cấp chứng nhận cho phép làm trợ giảng HLV bằng A cho các đồng nghiệp trong nước mỗi khi có chuyên gia nước ngoài sang huấn luyện. Ông Hoàng Anh Tuấn còn có bằng A do FIFA cấp sau khóa học giảng viên cao cấp tổ chức ở Đức nên đủ điều kiện hành nghề HLV ở bất cứ đội bóng nào trên thế giới. Cộng thêm việc thường xuyên sử dụng internet, các HLV trẻ có rất nhiều lợi thế tiếp cận những phương pháp, giáo án do các chuyên gia hàng đầu thế giới xây dựng để áp dụng cho bóng đá Việt Nam.

Rào cản cho các HLV lão làng

Muốn lấy được bằng A của AFC hay chứng chỉ FUTURO của FIFA là chuyện không đơn giản. Với tuổi đời còn khá trẻ nên sức tiếp thu của Huỳnh Đức, Văn Sỹ, Hữu Thắng... vẫn tốt hơn rất nhiều so với những HLV lão làng như Vương Tiến Dũng, Lê Thụy Hải hay Nguyễn Thành Vinh. Ở tuổi của 3 HLV này, phải đi học lấy bằng đúng là cực hình. Ngay cả người chịu khó đi học hỏi nhiều nhất là HLV Mai Đức Chung cũng thừa nhận việc đi học ở tuổi xấp xỉ 60 đúng là rất khó khăn.

Một nét khác biệt lớn giữa hai thế hệ HLV lão làng và HLV trẻ trong nước chính là chuyện giao tiếp bằng ngoại ngữ. Nhiều HLV trẻ có thể trực tiếp nói chuyện với các cầu thủ ngoại, trong khi lớp thế hệ trước đa phần nhờ phiên dịch. Cũng vì thế mà khi đăng ký học các lớp nâng cao lấy bằng A, bằng B chỉ có lớp HLV trẻ hoặc các cựu cầu thủ vừa giải nghệ theo học. Cứ chiếu theo quy định của AFC thì đến năm 2014, số HLV lão làng được đăng ký danh sách HLV trưởng có lẽ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Cần Hiệp hội HLV Bóng đá chuyên nghiệp

Quanh loạt bài “Bạc bẽo nghề HLV” trên Báo Người Lao Động, HLV Lê Thụy Hải có cái nhìn rất trực diện về vấn đề sa thải HLV: “Theo tôi, những quyết định sa thải cần phải minh bạch và có sự tôn trọng với HLV, chứ như hiện nay, mọi việc đều do ông chủ, họ có tiền họ quyết định tất cả”.

Theo ông Hải, vấn đề Hiệp hội HLV Bóng đá chuyên nghiệp không cần đặt ra nữa bởi ở Việt Nam đã có tổ chức với chức năng tương tự đó là Hội đồng HLV quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại hội đồng này chỉ là công cụ và tổ chức giúp việc cho VFF nhiều hơn là bảo vệ, bênh vực cũng như tập hợp các HLV bóng đá chuyên nghiệp dưới một tổ chức.
Ông Hải khẳng định ông và rất nhiều HLV khác sẵn sàng đóng tiền để Hội đồng HLV quốc gia thuê luật sư bảo vệ quyền lợi trong khi ký hợp đồng hay thanh lý hợp đồng hoặc có tranh chấp phát sinh. Có kinh nghiệm đàm phán hợp đồng với nhiều đội bóng, ông Hải đúc kết hầu hết CLB Việt Nam và bản thân các HLV trong nước đều ký hợp đồng theo kiểu tùy hứng, nghĩa là tính pháp lý ràng buộc rất thấp, thậm chí dựa trên tình cảm nên nhận lời rồi bắt tay làm việc xong mới ký hợp đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Sĩ Hiển, Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia, khẳng định trong chức năng hoạt động của mình, Hội đồng HLV quốc gia được quyền bênh vực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các HLV. Tuy nhiên, theo ông Hiển, các HLV cần phải có đơn hoặc có ý kiến lên hội đồng nếu cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm chứ hội đồng không thể chủ động can thiệp. Trong bối cảnh chưa có HLV Việt Nam nào có thói quen thuê luật sư khi ký hợp đồng thì khi xảy ra hậu quả, họ vẫn phải tự chịu trách nhiệm.
Mạnh Duy

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo