xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi săn heo rừng

Lam Khanh (SGGP)

Săn được heo rừng thì không gì sướng bằng, vừa bán có tiền lại vừa có thịt để nhậu thoải mái, nhưng đi một chuyến cùng cánh thợ săn mới thấy nghề này nguy hiểm biết chừng nào. Có nhiều người bị heo rừng báo thù, tấn công đến trọng thương, tàn tật suốt cả đời

Những chiếc bẫy bằng dây cáp

Sau nhiều lần năn nỉ, cuối cùng, Nguyễn Chương, một “lão làng” trong nghề săn heo rừng đã đồng ý cho tôi có mặt trong chuyến đi săn của anh, nhưng tôi chỉ được phép đến một lán nhỏ giữa rừng mà thôi. Chương lý giải, heo rừng ngửi được hơi người lạ, nên nếu cho tôi nhập đoàn liền thì heo rừng dễ phát hiện. Tôi hỏi, làm sao để xóa cái “mùi đồng bằng” đi? Chương nói: “Chú mày cứ ở lán này vài ngày, đừng tắm rửa gì cả, để cho thấm cái “chất” của núi rừng thì mới được nhập đoàn”.

Ba ngày sau, khi bắt đầu có cảm giác rít rát khó chịu vì không được tắm rửa hằng ngày thì tôi đã “trở thành người miền rừng” và được ghi tên chính thức vào nhóm đi săn tới tận lãnh địa của phường săn.

Hôm ấy, nhóm đi săn gồm 5 người, tôi là người thứ 6, tất cả mang theo 100 chiếc bẫy làm bằng dây cáp. Ngoài ra, đoàn còn mang theo cơm, gạo, lương thực đủ sinh sống trong 3 ngày, đêm. Cấu tạo chiếc bẫy khá đơn giản gồm hai thanh sắt và một dây cáp bằng 12 sợi dây phanh xe đạp gộp lại, dài chừng 8 đến 10 m. Đầu dây cáp cuộn thành một vòng tròn đường kính 20 cm để lừa heo rừng giẫm chân vào. Cuối dây cáp có một thanh sắt dây 0,5 m. Trị giá mỗi cái bẫy 100 ngàn đồng. Chúng tôi đi theo đường Hồ Chí Minh, khi ra đến địa phận tỉnh Hà Tĩnh thì dừng lại để tìm đường lên rừng. Vượt thêm hơn 20 km đường rừng về phía Tây thì phát hiện trong một cánh rừng già có rất nhiều dấu chân heo rừng còn mới nguyên. Sau khi xác định dấu chân để biết trọng lượng của con heo lớn nhất trong bầy, anh Chương quyết định cắm bẫy trên phạm vi rộng gần một ha. Mọi người tuân lệnh anh răm rắp. Bẫy đặt san sát cách nhau 1m. Ngụy trang rất cẩn thận vì heo rừng rất tinh, chỉ cần có một dấu hiệu lạ là chúng không bao giờ quay trở lại nữa. Phần vòng tròn đầu sợi dây cáp của mỗi cái bẫy được đặt trên một hố nhỏ đường kính chừng 20cm. Khi heo giẫm chân vào hố, con leng trên bẫy bật lên, sợi dây cáp trên miệng hố thắt chân con heo lại khiến nó không bỏ chạy xa được.

Gần 17 giờ chiều cùng ngày, 100 cái bẫy được đặt xong. Anh em chúng tôi kéo nhau ra bìa rừng ngủ lại, đợi đến sáng hôm sau vào thăm bẫy.

Con heo một nặng 160 kg

Chừng 9 giờ sáng, chúng tôi đi thăm bẫy. Khi mới vào đến “trận địa” bẫy, anh Chương đã phát hiện có một vệt đất bị cào xới gần nát bét. Đó là dấu hiệu một con heo đã mắc bẫy. Anh Chương mừng quá hét vang cả núi rừng. Chúng tôi lần theo dấu con heo đi vào rừng vì bẫy cáp không cố định, nên khi mắc bẫy rồi heo có thể kéo theo cả bẫy bỏ dạy một đoạn dài. Lần mò đến gần 2 km, anh Chương là người đầu tiên nhìn thấy cơn heo đang nép mình bên bụi cây rậm. Trông thấy người lạ, nó gầm gừ rất hung dữ. Hai chiếc răng cửa trắng như ngà, dài gần gang tay chìa ra ngoài như sẵn sàng đâm thủng da thịt của đối thủ.

Quan sát kỹ, biết heo đã bị mắc vào các gốc cây giữa rừng (do đó nó không lồng lộn lên được để tấn công), anh Chương cầm một cái dùi lớn bằng sắt nện vào đầu con heo cho đến khi nó chết hẳn. Nhiều người ước tính, con heo một (heo đực, chỉ đi một mình) này nặng đến 160 kg. Sau khi bị đánh chết, con heo lập tức bị cắt đầu, moi ruột để lại rừng cúng giang sơn, còn phần thân heo được chuyển ra đường cái bỏ lên xe, chở về, bán lại cho các chủ quán dọc đường Hồ Chí Minh. Nếu dọc đường bị kiểm lâm phát hiện thì xem như mất toi, cánh thợ săn còn bị phạt nặng nữa, nhưng nếu thoát thì thu được vài triệu đồng. Một ký thịt heo rừng chưa cạo lông bán tại chỗ với giá 45.000 đồng, nhưng khi về đến các nhà hàng, khách sạn, sau khi được làm sạch sẽ, giá lên đến 100.000 đồng/kg.

Thông thường, không phải chuyến đi đặt bẫy nào cũng bắt được heo rừng. May mắn lắm mỗi chuyến bẫy được một con. Có khi đặt bẫy, nhưng không lên thăm được nên heo rừng mắc bẫy rồi chết, thịt rữa ra, thối hoang cả một khu rừng. Nhưng cánh thợ săn ngại nhất là chuyện trộm sản phẩm của nhau. Từ ngày có đường Hồ Chí Minh, việc vận chuyển, đi lại ở miền núi quá dễ dàng nên không ít người chuyên sống bằng nghề đi “thăm” bẫy của người khác. Nếu gặp heo đang mắc bẫy, họ liền chở ngay ra đường bán lại cho các chủ quán. Anh Chương kể, nhóm người này rất hung dữ, họ mang theo cả súng, đạn. Có khi nhìn thấy họ đang gỡ heo rừng từ bẫy của mình nhưng không dám lên tiếng.

Mất của, thua thân

Anh Nguyễn Văn Hoàng, xã Hải Thái (Quảng Trị) trước đây là một tay thợ săn có tiếng. Cách đây không lâu có con heo một giẫm phải bẫy của anh. Con heo này đã kéo chiếc bẫy đi hơn 3 km, nhưng nó vẫn còn rất khỏe. Khi lần theo dấu vết, anh Hoàng nhìn thấy heo nằm im lìm, liền lao đến mở dây cáp. Khi anh vừa bước đến sát bên, con heo lồng lên. Hai hàm răng nhọn của nó cày nát lưng của Hoàng. May mà người em kịp thời kêu người đến ứng cứu, không thì Hoàng mất mạng như chơi. Sau khi điều trị lành vết thương, Hoàng bỏ nghề luôn. '

Nhưng, trường hợp của anh Cợp ở huyện Hướng Hóa mới đúng nghĩa là “mất của, thua thân”. Hôm đó con heo rừng trúng bẫy của ba anh em Cợp mang bẫy đi thật xa, tìm nơi có đất mềm và xốp, dùng răng, mõm đào một cái hầm rồi nằm thu mình dưới đất. Khi ra thăm bẫy, ba anh em nhà Cợp quá sung sướng nên mất cảnh giác với heo một. Khi ba người vừa ngang qua chỗ con heo ẩn mình, nó bất ngờ lồng lên, đè anh Cợp ngã bổ xuống, mặt mày sưng vù, gãy cả chân, tay. Tấn công rồi, con heo mang theo bẫy trốn đi biệt tăm. Cợp được hai người em đưa về cấp cứu tại bệnh viện. Ba ngày sau, người đi rừng phát hiện xác một con heo đực mắc bẫy chết thối rữa.

Tại các tỉnh miền Trung, hiện có đến hàng trăm toán thợ đi săn heo rừng, đông nhất là dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh và Nghệ An. Chỗ nào có heo và thú là đặt bẫy, bất kể đó là rừng cấm. Mỗi ngày có hàng trăm con heo rừng bị mắc bẫy, giết thịt. Biết săn heo rừng là vi phạm pháp luật nên những người này hoạt động rất tinh vi. Họ thường di chuyển trên đường vào ban đêm để ít khi bị phát hiện, theo dõi. Những cái bẫy dây cáp cài ở giữa rừng không chỉ bắt được heo rừng, mà hổ, gấu, sao la... những động vật quý hiếm khi giẫm phải đều chịu chung số phận như heo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo