xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp, “phao cứu sinh” các đội bóng

Tuấn Kiệt - Thọ Trung

BÓNG ĐÁ.- Khi kinh phí bao cấp không đủ sức cáng đáng, các đội trông cậy vào sự cưu mang của doanh nghiệp. Đó là xu thế tích cực, song...Trước thúc ép của tiến trình chuyên nghiệp, nhiều đơn vị chủ quản của các đội bóng bắt đầu rục rịch chuyển đổi mô hình hoạt động, trong đó khâu quan trọng nhất là tìm nguồn kinh phí để nuôi dưỡng và duy trì đội bóng.

Lọt vào “mắt xanh”

Từ bài học thực tế của cuộc chuyển giao đội CATPHCM về Ngân hàng Đông Á và cách làm bóng đá chuyên nghiệp khá mạnh tay của Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, giờ đây môi trường bóng đá VN xuất hiện thêm nhiều động thái mới ảnh hưởng trực tiếp đến “số phận” của nhiều đội bóng. Các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế với nguồn tài chính khá dồi dào dường như trở thành “phao cứu sinh” lý tưởng cho các đội trước ngưỡng cửa chuyên nghiệp.

Lãnh đạo đội CAHP (đội hiện đang xếp cuối bảng V-League) vừa “bật đèn xanh” cho Công ty Liên doanh Thép Việt - Úc (Vinausteel) tiếp cận và tìm hiểu đội bóng để chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao ngay sau khi mùa bóng năm nay kết thúc. Tổng Thư ký LĐBĐ Hải Phòng cho biết, theo dự kiến, cuối năm nay CAHP sẽ chuyển giao đội bóng cho ngành thể thao TP quản lý, sau đó đội sẽ được đơn vị mới là Công ty Liên doanh Thép Việt - Úc tiếp nhận. Ông Lâm Văn Hùng - Tổng Giám đốc Vinausteel - nói: “Nếu lãnh đạo chính quyền thành phố và CAHP chấp thuận và ủng hộ, chúng tôi sẽ đứng ra nuôi dưỡng và phát triển đội bóng”. Theo ông Hùng, đơn vị của ông sẽ phối hợp với ngành thể thao thành phố tập trung vào công tác đào tạo bóng đá trẻ, đồng thời nhờ đối tác kinh doanh gởi cầu thủ triển vọng sang Úc tập huấn dài hạn. Tuy vậy, phía Vinausteel chưa chính thức khẳng định sẽ tiếp nhận đội CAHP trong trường hợp đội bóng này rớt hạng.

Đội Khánh Hòa dù chơi xuống dốc ở giải hạng nhất nhưng cũng đang được doanh nghiệp Khatoco “để ý”. Mới đây, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và đại diện Công ty Khatoco (đơn vị từng là nhà tài trợ chính của đội Khánh Hòa) đã có nhiều buổi làm việc xung quanh vấn đề này.

Coi chừng “doanh nghiệp dỏm”

Ông Ngô Duy Tiến - Phó Giám đốc Sở TDTT Đồng Tháp - cho biết: “Với các ràng buộc về quy chế, điều kiện tài chính, chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc trả lương cầu thủ. Nhiều cầu thủ dao động vì có thu nhập quá thấp so với đồng nghiệp của họ tại nhiều đội bóng khác. Chẳng hạn, thu nhập của đội trưởng Trần Công Minh chỉ bằng 1/10 mức lương của Lê Huỳnh Đức”. Để có nguồn kinh phí lớn và qua đó cải thiện thu nhập cầu thủ, theo ông Tiến, ngành thể thao tỉnh dự kiến sẽ nhờ sự góp sức của nhiều doanh nghiệp.

Tương tự, trước diễn biến mới, lãnh đạo đội SLNA đang xây dựng đề án hoạt động bóng đá chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Hồng Thanh - trưởng đoàn bóng đá SLNA - bộc bạch: “Bóng đá chuyên nghiệp buộc chúng tôi phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới. Hoạt động theo phương thức nào thì còn chờ ý kiến của lãnh đạo tỉnh nhưng theo tôi, SLNA cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp”. Tuy nhiên, theo ông Thanh, các đơn vị quản lý đội bóng cũng cần thận trọng trước sự cám dỗ của nhiều doanh nghiệp.  Có một thực tế, dù rất muốn có sự góp sức của doanh nghiệp nhưng nhiều nhà quản lý đội bóng cũng tỏ ra dè dặt với đối tác mới bởi không phải doanh nghiệp nào cũng ra tay nghĩa hiệp vì sự tâm huyết với bóng đá. Mất đi màu áo truyền thống là điều không tránh khỏi, nhưng nhiều đơn vị chủ quản không muốn đội bóng của mình phải... giải tán vì doanh nghiệp thiếu mặn mà, không đi đúng hướng hoặc tài trợ theo cảnh “đầu voi đuôi chuột”. Nếu thời gian đầu doanh nghiệp “hưng phấn” và lớn tiếng “hô hào”  nhưng sau đó chỉ nuôi đội bóng được vài năm rồi rút lui thì đội bóng chỉ còn cách... giải thể.

 Tiền không là yếu tố quyết định

Cuộc cải tiến tiền lương và nâng cao thu nhập cầu thủ của đội Ngân hàng Đông Á chỉ là một yếu tố tác động tích cực đến chuyên môn. Không phải doanh nghiệp nào có tiền nhiều là hoạt động bóng đá thành công hoặc dễ dàng giành thành tích cao. Đâu phải nước nào có nền kinh tế mạnh cũng có điều kiện giành ngôi vô địch bóng đá thế giới! Với chúng tôi, trả lương cao cho cầu thủ chính là đánh giá đúng giá trị lao động của cầu thủ và coi bóng đá như một nghề thực thụ. Trách nhiệm của chúng tôi là làm sao để đời sống cầu thủ ổn định, giúp họ an tâm thi đấu và không bị chi phối bởi những tác động tiêu cực ”.

 Ông Lê Hùng Dũng - Tổng Giám đốc Công ty Thể thao Đông Á (đơn vị chủ quản CLB Bóng đá Ngân hàng Đông Á

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo