xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dòng chảy ngầm eSports Việt

Bài và ảnh: QuAng Liêm

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2002, thể thao điện tử (eSports) len lỏi như một dòng chảy ngầm để cung cấp các giải đấu trong nước và thế giới nhiều VĐV nổi tiếng, trong đó có nhiều người lọt vào tốp 10 thế giới

Trong thành công của đoàn thể thao Việt Nam tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á (AIMAG) lần 5-2017 vừa qua, sự vắng mặt của đội tuyển thể thao điện tử (eSports) Việt Nam để lại không ít sự tiếc nuối. Giành được suất thi đấu vòng chung kết tại đại hội diễn ra ở Ashgabat, Turkmenistan nhưng do nguồn kinh phí của đội tuyển eSports là xã hội hóa - nghĩa là phải tự vận động tài trợ - nên khi không có đủ chi phí đi thi đấu, đội đành phải ở nhà mặc dù trong những lần tham dự AIMAG trước đó, đội tuyển eSports Việt Nam đều giành huy chương cho nước nhà.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2002, eSports len lỏi như một dòng chảy ngầm để cung cấp các giải đấu trong nước và thế giới nhiều VĐV nổi tiếng, trong đó có nhiều người lọt vào tốp 10 như Liêu Nam Lộc, Nguyễn Đức Bình… Đây là một môn thể thao thu hút khá đông bạn trẻ thi đấu ở các games như League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại), Age of Empires (Đế chế), DOTA2, CS:GO, Overwatch, Hearthstone… Ngoài ra, rất nhiều các giải đấu eSports được tổ chức thường xuyên tại Việt Nam, đồng thời giới trẻ cũng rất thích xem livestream từ các giải thi đấu trên thế giới.

HLV Dương Vi Khoa, người đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam chiến thắng tại nhiều giải đấu lớn, nhận định: "Môn eSports ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2002 khi mà vòng loại World Cyber Games được Samsung tổ chức tại Việt Nam, sau đó là các WCG và Asian WCG cũng được tổ chức ở các năm tiếp theo, dẫn đến phong trào chơi eSports dần dần phát triển. Tuy nhiên, phải đến năm 2008-2009, khi game Crossfire ra đời và bắt đầu được VTC tổ chức các giải đấu trên các tỉnh thành thì eSports mới bắt đầu lan rộng ra. Đỉnh điểm là khi Công ty Vietnam eSports (Garena Vietnam) phát triển mạnh Liên Minh Huyền Thoại đến khắp các phòng máy trên cả nước".

Dòng chảy ngầm eSports Việt - Ảnh 1.

Các VĐV eSports thi đấu

Hiện cũng có khá nhiều công ty đã bắt đầu lập quân để tuyển chọn các VĐV tham gia thi đấu, điển hình là Riot Games với cái tên Liêu Nam Lộc, hiện đang đứng thứ 6 thế giới ở games Liên Minh Huyền Thoại sau cuộc thi Vô địch thế giới ở Brazil vào giữa năm 2017. Nam Lộc còn giúp Việt Nam đã kiếm thêm một suất dự vòng chung kết thế giới 2017 cho khu vực Đông Nam Á dưới màu áo đội Young Generations.

Giới eSport Việt Nam cũng không lạ lẫm nick "Chim sẻ đi nắng" của Nguyễn Đức Bình ở bộ games Đế chế, khi vào năm 2011 (đang học lớp 9), anh chàng lần lượt đánh bại các cao thủ khi đó là Tiểu Bạch Long, Dinosaur, Long thiếu gia... Nhận ra tiềm năng lớn của Đức Bình, GameTV đã tổ chức trận giữa Chim sẻ đi nắng và cao thủ số 1 Trung Quốc - Shenlong. Tuy để thua 0-3 ở cả 3 thể loại Random, Assyrian và Shang nhưng dấu ấn "Chim sẻ đi nắng" để lại là đáng kể. Từ năm 2011 đến nay, Đức Bình vẫn luôn được công nhận là game thủ Đế chế số 1 Việt Nam với rất nhiều danh hiệu kể cả cá nhân lẫn tập thể.

Nhận định về eSport tại Việt Nam, HLV Dương Vi Khoa cho biết: Dù có đường truyền internet chỉ đứng sau Singapore tại khu vực Đông Nam Á nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp về thi đấu eSports, chỉ có một số đội tạm xem là bán chuyên nghiệp, được các nhà tài trợ lập đội và trả lương để tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên, các bạn vẫn chưa hoàn toàn tập trung toàn thời gian vào việc tập luyện và thi đấu như các VĐV chuyên nghiệp trên thế giới. Mức thu nhập mà các bạn nhận được đa phần là trên mức trung bình so với mức sống ở Việt Nam, có một số bạn trong nhóm đầu của đội thì có thu nhập tương đương với các chuyên viên cao cấp, phần lớn là từ tiền giải thưởng đạt được qua các giải đấu.

Theo HLV Dương Vi Khoa, eSports Việt Nam cần được quan tâm, ủng hộ nhiều hơn từ phía các cơ quan quản lý, được các công ty, tập đoàn lớn đầu tư thì mới có thể phát triển mạnh. Đến lúc đó, các VĐV chuyên nghiệp mới có thể tập trung trí lực để tập luyện và thi đấu cho các đội eSports chuyên nghiệp, ở các giải đấu tầm cỡ khu vực và quốc tế". 

Cần đầu tư để có định hướng đúng

Tại Á vận hội 2018 và 2022, eSports vẫn sẽ có mặt, điều này sẽ góp phần kích thích sự lan tỏa của môn thể thao mang tính trí tuệ này ở Việt Nam. Do vậy, bộ môn thể thao này vẫn còn đang chờ đợi sự đầu tư từ phía những người có trách nhiệm để có một định hướng đúng đắn, tạo nguồn phát triển cho các nhà đầu tư và VĐV.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo