xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Fulham mơ lên đời sau khi về tay tỉ phú Mỹ

Đông Linh (theo Daily Mail)

(NLĐO) - Sau 16 năm nắm quyền kiểm soát Fulham, một đội bóng giàu truyền thống ở Premier League, ông bầu người Ai Cập Mohamed Al Fayed đã quyết định bán toàn bộ 100% cổ phần đội bóng chủ sân Craven Cottage cho đối tác người Mỹ gốc Pakistan, tỉ phú Shahid Khan.

Đây thực chất vẫn là một cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai ông chủ nước ngoài ở một đội bóng Anh mà người Anh đã không còn là chủ ở hữu từ năm 1997. Xu hướng này giờ đây đã quá quen thuộc với người hâm mộ bóng đá xứ đảo sương mù. Nếu như các ông chủ giàu có Qatar mua lại thành công Arsenal mới đây, đây sẽ là trường hợp thứ 9 trong số 20 đội bóng đã hoặc đang chơi ở giải Ngoại hạng do các nhà tỉ phú ngoại quốc nắm quyền kiểm soát mọi mặt hoạt động.
 
img
Tỉ phú Shahid Khan trở thành ông chủ mới của Fulham

Shahid Khan, tỉ phú người Mỹ gốc Pakistan, nổi lên từ ngành công nghiệp xe hơi, sở hữu khối tài sản có tổng giá trị ước tính vào năm 2012 lên tới 1,7 tỉ bảng Anh, được tạp chí Forbes xếp hạng 179/400 người giàu nhất nước Mỹ và thứ 491 trong số những người giàu nhất thế giới.
 
Shahid Khan đang là chủ của Jacksonville Jaguars, đội bóng đang thi đấu tại giải bóng bầu dục quốc gia Mỹ (NFL) và với việc bỏ tiền mua lại 100% cổ phần của Fulham (kể cả các khoản nợ vay của CLB) từ tay thương gia Ai Cập Mohamed Al Fayed, Shahid Khan trở thành ông chủ người Mỹ thứ sáu của các câu lạc bộ đang chơi ở Premier League, sau Stan Kroenke (Arsenal), Randy Lerner (Aston Villa), John W. Henry (Liverpool), Malcolm Glazer (Manchester United) và Ellis Short (Sunderland).
 
img
Al Fayed có công lớn giữ lại hình ảnh và uy tín cho Fulham suốt 16 năm qua

Tỉ phú Shahid Khan phát biểu sau thành công với thương vụ mua bán này: “Fulham là một đội bóng lý tưởng với tôi và việc chuyển nhượng này cũng đến vào một thời điểm không thể thuận lợi hơn. Tôi đảm bảo Fulham và sân vận động Craven Cottage sẽ có một tương lai bền vững tại Premier League mà các cổ động viên thế hệ hiện tại cũng như trong tương lai có thể tự hào. Với sự hiểu biết và sự quan tâm của mình, chúng tôi sẽ quản lý tài chính và công tác điều hành CLB, trong đó, đặc biệt coi trọng công tác đào tạo trẻ cùng các chương trình cộng đồng”.

Vị thương gia Ai Cập Mohamed Al Fayed, ông chủ của nhãn hiệu Harrods nổi tiếng tại London, đã tiếp quản vị trí cổ đông lớn nhất và Chủ tịch của Fulham năm 1997, có công lớn đưa đội bóng thoát khỏi cơn khủng hoảng tài chính và trở lại giải Ngoại hạng vào năm 2001. Trong 16 năm, ông đã đầu tư vào đội bóng này khoảng 200 triệu bảng.
img
Fulham (áo trắng) tại giải ngoại hạng Anh mùa 2012-2013

Đầu tư khoảng 150 triệu bảng cho thương vụ Fulham không phải quá nhiều đối với Shahid Khan khi nhà tỉ phú này còn ký hợp đồng đưa CLB Jacksonville Jaguars sang London thi đấu bốn trận trong vòng bốn năm (với một đội bóng Mỹ khác là San Francisco 49, ngay tại sân Wembley) như một hình thức quảng bá cho thương hiệu xe hơi Jaguars ở thị trường Anh quốc.
 
Các đội bóng Anh thuộc quyền sở hữu nước ngoài:

+ Aston Villa: Tỉ phú người Mỹ Randy Lerner nắm từ tháng 9-2007, sở hữu hơn 90% cổ phần.
+ Chelsea: Trùm dầu mỏ người Nga Roman Abramovich mua với giá gần 60 triệu bảng năm 2008.
+ Fulham: Thương gia Ai Cập Mohamed Al Fayed bỏ ra 30 triệu bảng để trở thành cổ đông lớn nhất năm 1997, chưa kể việc mua đứt SVĐ Craven Cottage với giá 7,5 triệu bảng.
+ Liverpool: Hai ông bầu người Mỹ George Gillett và Tom Hicks đầu tư vào Liverpool gần 174 triệu bảng năm 2007. Tháng 10-2010, Liverpool được bán lại cho Fenway Sports Group với giá 300 triệu bảng, do ông bầu John W.Henry trực tiếp quản lý.
+ Manchester City: Năm 2007, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra mua lại với giá 81 triệu bảng trước khi chuyển nhượng lại cho tập đoàn ADUG của UAE tháng 9-2008.
+ Manchester United: Tỉ phú Mỹ Malcolm Glazer mua lại với giá 790 triệu bảng tháng 8-2005, nắm 75% số cổ phiếu.
+ Portsmouth: Tháng 7-2006, Alexandre Gaydamak mua lại toàn bộ số cổ phiếu của Milan Mandaric khoảng 32 triệu bảng.
+ Sunderland: Tháng 9-2008, Ellis Short, một tỷ phú người Mỹ gốc Ireland, mua lại 30% cổ phần của tập đoàn Drumaville Consortium, đơn vị sở hữu đội bóng vùng Đông Bắc nước Anh và trở thành chủ tịch đội bóng vùng Đông Bắc nước Anh.
+ West Ham: Tháng 11-2006, West Ham được Chủ tịch LĐBĐ Iceland, ủy viên UEFA Eggert Magnusson bỏ ra 85 triệu bảng để mua lại từ cựu chủ tịch Terry Brown.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo