xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải Cây vợt vàng 2014: Nhiều tuyển thủ chưa chuyên nghiệp

Đông Linh

Ý thức, tác phong của một số tay vợt Việt Nam như đang cố tạo ra một khoảng cách với số đông còn lại khi tham dự Giải Bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng 2014

Một trong những điều tự hào của thể thao TP HCM là sự hình thành và phát triển của Giải Bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng trong gần 30 năm qua. Giải này trở thành cơ hội quý giá cho nhiều thế hệ VĐV được cọ xát, học hỏi và giao lưu với các đồng nghiệp Á, Âu; là một trong những tiền đề quan trọng để bóng bàn Việt Nam trở thành một sức mạnh mới ở đấu trường SEA Games và khu vực.

 

Tay vợt Nguyễn Anh Tú (Việt Nam A) tóc cắt cực mốt, nhuộm vàng hoe, nhìn khá xa lạ ở môi trường thể thao trọng tài năng hơn là hình thức Ảnh: Đào Tùng
Tay vợt Nguyễn Anh Tú (Việt Nam A) tóc cắt cực mốt, nhuộm vàng hoe, nhìn khá xa lạ ở môi trường thể thao trọng tài năng hơn là hình thức Ảnh: Đào Tùng

 

Chỉ tiếc là cơ hội học hỏi bạn bè ấy vẫn chưa đến nơi đến chốn - điều mà dư luận đã lên tiếng nhiều lần. Việc đặt một máy quay phim để thu lại hình ảnh thi đấu của các đội khách mời vẫn là điều có vẻ như quá xa xỉ với đoàn chủ nhà. Ngoài ra, ý thức, tác phong của một số tay vợt Việt Nam như đang cố tạo ra một khoảng cách với số đông còn lại.

Nhìn đoàn VĐV Hàn Quốc - đều thuộc đội tuyển quân đội nước này - tóc cắt cao, tác phong lắng nghe hướng dẫn của HLV và đồng đội rất nghiêm túc, khán giả thấy mà chạnh lòng với “người của mình”. Tay vợt Nguyễn Anh Tú (Việt Nam A) tóc cắt cực mốt, nhuộm vàng hoe, nhìn khá xa lạ ở một môi trường thể thao trọng tài năng hơn là hình thức. Đào Duy Hoàng (Petrosetco) vào trận mà cổ lấp lánh ánh dây chuyền vàng quấn 2-3 lớp thật nghịch mắt! Đã vậy, khi HLV Ri Jong-sik hướng dẫn trong giờ nghỉ, VĐV của ông ánh mắt thật xa xôi, lời thầy như bay theo gió!

Trước trận bán kết đồng đội nam giữa 2 đội Việt Nam A và Việt Nam B, dư luận đã rộ lên chuyện đội B phải “nhường” đội A vào chung kết mới hợp lý… Thật vậy, khi tay vợt chủ lực Trần Tuấn Quỳnh không xuất trận, đội B gần như là quân xanh cho đội A tập đánh, không cần phải lo lắng vì kiểu gì cũng thắng. Không những thế, khi vào sân đánh trận đơn thứ nhì với Nguyễn Văn Ngọc (Việt Nam B), Lê Tiến Đạt còn đeo số áo của… Tuấn Quỳnh (157), cho đến khi một nhà báo thắc mắc với bộ phận trọng tài và chính trọng tài điều khiển trận đấu phải tự tay gắn số áo 153 cho tay vợt này!

Bóng bàn Việt Nam thời hậu Mạnh Cường, Kiến Quốc, Tuấn Quỳnh… đã xảy ra khá nhiều chuyện hậu trường mà việc đánh nhau ở giải Đông Nam Á năm nào là một ví dụ. Cứ như thế này, biết bao giờ bóng bàn Việt Nam mới đuổi kịp bạn bè?

Tiếc cho Tiến Đạt

Trong trận chung kết đồng đội nam diễn ra tối 19-7 giữa tuyển Việt Nam A và Hàn Quốc, Lê Tiến Đạt đã có trận mở màn rất hay với Kim Kyung-min khi thắng ván đầu (1-0) rồi 2-1. Tuy nhiên, với đẳng cấp hơn hẳn, tay vợt Hàn Quốc đã giành chiến thắng chung cuộc 3-2 sau 5 ván. Trận thua đáng tiếc của Lê Tiến Đạt đã ảnh hưởng đến tinh thần của đồng đội. Ở 2 trận sau đó, Nguyễn Anh Tú thua dễ Kim Gang-wook và Dương Văn Nam cũng thất bại trước An Su-dong cùng tỉ số 0-3. Đội Việt Nam B đồng hạng 3 với Ấn Độ.

Ở trận chung kết nữ, Hồng Kông lội ngược dòng, thắng Thái Lan 3-1. Hai đội Ấn Độ và Hàn Quốc A cùng hạng 3.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo