icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hát vọng cổ ôm

THIỆN THẢO (CATP)

Mấy năm nay quán nhậu nghệ sĩ, quán đờn ca tài tử ở miền Tây mọc lên như nấm sau mưa. Từ  ''thủ phủ Tây Đô" TP Cần Thơ trải dài đến mũi Cà Mau không lạ gì loại hình ''văn hóa'' này, nhưng có đi mới biết...

Treo đờn, bán bia ôm !

Quán nằm trong con hẻm nhỏ ở TP Cần Thơ. Tầm 12 giờ trưa, quán vắng tanh. Thấy chúng tôi, bà chủ vui vẻ mời vào. Ông bạn tôi hỏi: "Mấy em đâu không thấy?'' liền có tiếng trả lởi: ''Mấy anh ngồi đi, chút xíu mấy em sẽ đến''. Chủ quán dẫn chúng tôi vào phòng sắp xếp dụng cụ chuẩn bị cho loại hình mà theo bà chủ nói "sinh hoạt văn hóa đờn ca tài tử". Lão thầy đờn chuẩn bị lên dây thì mấy em chạy vào. Em nào em nấy xinh như mộng, ngặt nỗi không em nào ca được một câu vọng cổ. Thế là đờn cho có, còn các em thay nhau ngồi ''vui vẻ'' với khách chẳng khác gì quán bia ôm. Ngồi kế bên tôi, cô tên Loan bảo lúc trước quán này là quán bia ôm, mấy anh công an để ý dữ lắm nên bà chủ sắm đàn, âm ly rồi mướn thầy đờn gọi quán là đờn ca tài tử. Ai muốn ca cứ ca, ai muốn ôm cứ ôm, nhưng luật bất thành văn tại đây miễn ra về đừng quên boa cho mấy em, thầy đờn là được. Loan còn cho tôi biết thêm, từ ngày đổi mới hình thức quán đờn ca tài tử, khách vô nườm nượp bởi phần đông họ vào đây một phần nhậu tăng hai, tăng ba, có ai ca nổi đâu.

Tại Cà Mau, khu Hoàng Gia, phường 5 vào những buổi chiều các em ngồi đầy ngoài quán đón khách đến nỗi người qua đường phải chặc lưỡi: "Đông quá chẳng biết đâu là nghệ sĩ, đâu là gái làng chơi''. Quán H.C - T.L của cựu diễn viên một đoàn cải lương, sau khi rời sàn diễn đôi vợ chồng nghệ sĩ này mở quán nhậu đớn ca tài tử với lý do rất hợp lý ''không còn đứng trên sân khấu nhưng mở quán cho đỡ nhớ nghề''. Ban đầu cũng những cái cụng ly, những câu vọng cổ của một thời vàng son trên sân khấu ở mỗi bàn T.L, H.C hát tặng khách; sau đó ai muốn hát thì đăng ký cho thầy đờn phục vụ. Phải công nhận rằng chỗ này từng là nơi tập hợp những người có một thời là nghệ sĩ nhưng vì lý do tế nhị nào đó đã bỏ nghề. Thế mà hiện này vào quán T.L - H.C, nhữngkhán giả ủng hộ đôi vợ chồng này phải thất vọng. Nghệ sĩ từng được khán giả ái mộ qua vai diễn Kiều Nguyệt Nga ngày nào bây giờ chẳng khác gì ''má mì", uống rượu bia như nước, miệng leo lẻo kêu các em phục vụ khách ''hết mình''. Phòng nhiều hơn nhưng không mấy phòng có đờn, có ca. Đến nước này, ''thượng đế" lắc đầu phán ''toàn bia ôm'' cả! Cạnh bên là quán M.S, ai bước vào cũng phải thẹn thùng khi các em tranh nhau nắm tay khách dẫn vào từ ngoài cổng. Quán đông nghẹt khách là những kẻ lắm tiền nhiều của dối vợ đi ca vọng cổ rồi trở thành dân ghiền nhậu bia ôm lúc nào không biết.

Chuyện đời của một nữ tiếp viên

Những quán đờn ca tài tử tiền thân là quán bia ôm thì các em chiều khách đủ kiểu. Muốn đến khoản "z", phải thỏa thuận giá cả, các em sẽ đáp ứng ngay. Còn lại những tiếp viên có giọng ca imgđược theo yêu cầu của khách lại xuất thân từ làng quê xa xôi hẻo lánh vì mê vọng cổ nên làm tiếp viên. Quán 7... thị xã Bạc Liêu tuyển mộ những em gái miệt vườn. Nhìn kiểu cách ăn mặc đến lời nói sẽ biết ngay nhưng khâu hát phục vụ khách lại hết ý. Khách yêu cầu bài gì, mấy cô đáp ứng ngay. Bài vọng cổ nào các cô cũng thuộc, ca không thua nghệ sĩ chuyên nghiệp, từ 6 câu vọng cổ "Chuyện tình Lan và Điệp”, đến trích đoạn "Nửa đời hương phấn''. Cô tên Linh tâm sự: "Em vào đây được 3 tháng. Hồi ở nhà mê hát vọng cổ nên người bạn rủ vào đây. Ban đầu rất ngại, ngồi hát cho khách nghe trong phòng có khác gì bia ôm đâu nhưng nghĩ lại thà vậy còn hơn chứ ở quê cấy thúi ngón chân mà tiền không có là bao, lên đây được hát lại có tiền sướng thấy mồ, hư hay không là do mình phải không anh...''. Theo như lời Linh thì hiện nay tại các quán nghệ sĩ, đờn ca tài tử rất nhiều trường hợp như Linh đến quán làm tiếp viên vì mê vọng cổ, ngay xóm của Linh cũng đã có gần 10 em tham gia.

Nghe Linh nói, tôi chợt ngậm ngùi khi nhớ lại chuyện đời của Thu - một tiếp viên quán nghệ sĩ tại cà Mau - từng làm mê hoặc khách bằng tiếng hát giống y nghệ sĩ nổi tiếng L.T. Vào quán không được bao lâu, quán đông nghẹt khách, Thu ''chạy sô" nhiều hơn. Đến bàn nào, Thu đều được khách yêu cầu ca bản ''Lá trầu xanh'', ''Đời nghệ sĩ'', Chợ mới''... Mỗi khi Thu cất tiếng hát là y như cả bàn bị "thôi miên'' lắng nghe tiếng hát của Thu. Sau bài hát không phải là những bó hoa mà là tiếng cụng ly, lời tán thưởng. Thu kể: ''Lúc ở quê em rất mê hát vọng cổ. Nghe riết đâm ghiền rồi ca từ lúc nào không biết. Năm trước, chị H. - bạn một nghệ sĩ- bảo em ra đây sống bằng nghề hát xướng, em nghe theo. Cứ tưởng theo đoàn đàng hoàng, ai dè vào quán! Nghĩ lại phận mình thôi thì lỡ phóng lao phải theo lao và cố gắng giữ mình là được".

Vậy mà mới đây tôi đã gặp lại Thu tại Trung tâm Xã hội giáo dục và vô cùng bàng hoàng khi được y tá trung tâm cho biết Thu đang nhiễm bệnh AIDS giai đoạn cuối. Chợt giật mình xót xa cho không chỉ riêng Thu mà còn bao cô gái nông thôn miền Tây đang trở thành nạn nhân từ quán đờn ca tài tử hay quán nghệ sĩ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo