xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

HLV ngoại hết chỗ dung thân

Phạm Ngọc

Sau khi giành chức vô địch Cúp Quốc gia, HLV Dylan Kerr nói lời chia tay CLB V.Hải Phòng. Điều này khiến CĐV khá tiếc nuối vì hơn một thập kỷ, đội bóng thành phố hoa phượng đỏ mới có được một danh hiệu

Lãnh đạo V.Hải Phòng nói riêng và V-League nói chung thì nghĩ khác: Sử dụng thầy ngoại xem ra không phải là một giải pháp có tính bền vững và lâu dài. Vì vậy, dù có thành tích đi chăng nữa, nhiều đội bóng vẫn ưu tiên dùng HLV nội. CLB V.Hải Phòng đang muốn tái cấu trúc để hướng tới mục tiêu xa hơn và theo một lãnh đạo của đội bóng, thầy ngoại là phương án ẩn chứa những rủi ro không nhỏ.

CLB V.Hải Phòng từng mời HLV A. Riedl, người gắn bó lâu năm với đội tuyển Việt Nam, về làm việc nhưng ông thầy người Áo cũng không đem lại thành công cho họ. Nhìn những đội bóng khác ở V-League hiện tại, ta sẽ thấy ngay thầy ngoại rất khó trụ lại. Trước ông Kerr, HLV người Hàn Quốc Choi Yoon Gyum cũng chia tay HAGL khiến V-League sạch bóng thầy ngoại (trừ ĐTLA có giám đốc kỹ thuật người nước ngoài). Không còn nhà cầm quân người nước ngoài nào trụ lại được ở V-League nữa sau khi chỉ có mỗi H. Calisto tạo tiếng vang ở ĐTLA lẫn đội tuyển Việt Nam.

 

HLV Kerr (thứ hai từ phải qua) rời khỏi V.Hải Phòng ngay sau khi giúp đội bóng này giành được  Cúp Quốc gia 2014 Ảnh: Hải Anh
HLV Kerr (thứ hai từ phải qua) rời khỏi V.Hải Phòng ngay sau khi giúp đội bóng này giành được Cúp Quốc gia 2014 Ảnh: Hải Anh

Các HLV nội đang khẳng định được chỗ đứng và điều quan trọng là họ nắm chắc môi trường V-League hơn thầy ngoại. Ở một giải đấu như V-League, chưa chắc sự bài bản, chuyên nghiệp của HLV ngoại đã phát huy tác dụng bằng phương pháp quản quân, trị quân kiểu thầy nội.

Các HLV nội đều nhiều năm lăn lộn ở V-League. Thậm chí, nhiều nhà cầm quân trẻ như Hữu Thắng, Huỳnh Đức, Văn Sỹ… còn trưởng thành từ giải đấu là tiền thân của V-League nên họ rất hiểu những góc khuất mà thầy ngoại khó biết, nhất là khi ít có trợ lý tận tâm. Việc HLV Lê Thụy Hải lần thứ ba lên ngôi cùng B.Bình Dương càng chứng tỏ chính sách trọng dụng HLV nội đã phát huy hiệu quả và tác dụng lớn. Đó là chưa kể đến việc dùng thầy nội sẽ tiết kiệm chi phí trả lương.

Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam luôn có những quy luật trái ngược. Nếu V-League nhiều khả năng mùa bóng tới sẽ vắng bóng thầy ngoại thì tất cả đội tuyển quốc gia - từ nam đến nữ, từ U23 đến futsal - lại không hề có sự xuất hiện của thuyền trưởng nội. Nếu VFF tìm xong HLV người Nhật cho tuyển nữ là bộ khung thầy ngoại sẽ hình thành.

Ở đội tuyển quốc gia nam, VFF cũng từng có định hướng dùng thầy nội lâu dài nhưng kể từ thời HLV Phan Thanh Hùng đến ông Hoàng Văn Phúc, giai đoạn ấy không kéo dài nổi 2 năm. Thầy nội không trụ được ở đội tuyển quốc gia chưa hẳn vì họ không chịu nổi áp lực từ ghế nóng. Đơn giản hơn vì những hiểu biết và công thức ở V-League giúp các thầy nội thành công - nắm tâm tư, tâm lý các cầu thủ tốt - đã không thể áp dụng được ở đội tuyển.

Phức tạp vì “quân anh, quân tôi”

Đội tuyển là tập hợp cầu thủ của rất nhiều đội bóng nên thầy nội khó kiểm soát được tất cả. Đưa một tập hợp các “sao” ở nhiều đội bóng khác nhau tại V-League vào một tập thể có tính kỷ luật là điều thầy ngoại làm tốt hơn bởi với họ, không có chuyện “quân anh, quân tôi”.

Hai xu thế ngược ở V-League và đội tuyển cho thấy môi trường bóng đá nội ở cấp độ đội tuyển và cấp độ giải chuyên nghiệp không chỉ phức tạp mà đôi khi còn chưa thể hỗ trợ nhau phát triển!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo