Sau buổi tổng duyệt chương trình khai mạc SEA Games 22 tối 3-12, NSND Chu Thúy Quỳnh, tổng đạo diễn chương trình, cho biết: Chương trình không bị những người xem tổng duyệt kêu là “chán quá”, nhưng phải đợi đến khi kết thúc lễ khai mạc mới đánh giá chính xác được chất lượng của nó.
Toàn bộ chương trình được chia làm 2 phần: Lễ và Hội. Phần Lễ được mở màn bằng màn biểu diễn dù bay, rước cờ SEA Games 22 và quốc kỳ 11 nước tham dự đại hội. Tiếp đó là nghi thức diễu hành của 11 đoàn thể thao, tuyên bố khai mạc, lễ rước cờ và kéo cờ SEA Games 22, rước và đốt đuốc, tuyên thệ của VĐV và trọng tài. Trong khi đó, phần Hội (cũng là đỉnh cao của chương trình khai mạc) được chia làm 3 chương: Đất rồng tiên, Thông điệp hòa bình và ASEAN đoàn kết hướng tới tương lai.
Theo NSND Chu Thúy Quỳnh, ý đồ của các nhà đạo diễn là thực hiện màn trình diễn lắp ghép của các khối người. Tuy vậy, các nhân vật lịch sử hay huyền thoại lại không do người thật diễn, mà do... màn hình nước (cao 18 m, rộng 40 m) bắn laser tạo hình thể hiện. Phương án này cũng được sử dụng trong việc tạo hình cỏ cây, hoa lá, sóng nước... phối kết trong chương trình.
Ở chương mở màn- Đất rồng tiên- thể hiện sự tự hào về huyền thoại nguồn gốc ra đời của lớp “Con Rồng cháu Tiên”, ấn tượng nhất là màn thể hiện nước Việt thuở khai sinh lập cõi. Hai khối người mặc trang phục đối lập nhau- màu xanh lá cây, áo vàng và tay cầm mặt trống đồng tượng trưng cho những người con theo Lạc Long Quân xuống biển, trong khi khối người mặc trang phục màu xanh nước biển “hóa thân” làm những người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng. Trang trí sân khấu là 400 chiếc cồng tựa như núi non hùng vĩ của đất Việt, dải lụa tựa làn sóng biển nhấp nhô. Hình Rồng, dáng Tiên được kỹ thuật laser tạo nên qua kỹ thuật chiếu hình đan hòa hình ảnh trời đất vần vũ. Bất ngờ, từ trong bọc trứng, từng khối người tiến ra sau một khoảng lặng bất ngờ của âm thanh. Tiếp sau là cảnh các diễn viên trong trang phục 11 nước Đông Nam Á lao động miệt mài trên nền cánh đồng lúa vàng rực, và kết lại chương này bằng màn xếp hình bản đồ VN.
Chương 2 - Thông điệp hòa bình - thể hiện bằng màn trao gươm của Rùa thần, biểu diễn võ dân tộc rồi kết lại bằng màn xếp hình Khuê Văn Các và 200 cánh chim bồ câu trắng. Chương cuối cùng- ASEAN đoàn kết hướng tới tương lai- được sắp xếp với cảnh 11 chiếc thuyền mang quốc kỳ 11 nước tham dự SEA Games 22 giao thương trên biển. Những điệu múa truyền thống của 11 quốc gia, màn múa nhịp điệu tượng trưng cho tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị và phát triển của các nước Đông Nam Á. Điểm nhấn, khóa lại toàn bộ chương trình sẽ là hình ảnh chú Trâu Vàng xuất hiện trong âm hưởng vang lừng của ca khúc chính thức Vì một thế giới ngày mai do 22 ca sĩ thể hiện. Pháo hoa muôn màu tỏa sáng và trên màn hình nước hiện ra dòng chữ:
Bình luận (0)