Nhật hoàng Naruhito đã chính thức tuyên bố khai mạc những ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh dành cho VĐV người khuyết tật toàn thế giới, diễn ra từ ngày 24-8 đến 5-9. Các đoàn sẽ cùng nhau tranh tài ở 22 môn thể thao, bao gồm 540 nội dung thi đấu. Mặc dù có đến 21 quốc gia, vì nhiều lý do, không thể cử lực lượng đến tranh tài nhưng Paralympic Tokyo 2020 vẫn đón số lượng đoàn đông hơn so với Rio 2016 (159 quốc gia), thấp hơn một chút so với kỳ đại hội 9 năm trước ở London 2012 (164 quốc gia).
Sân vận động Quốc gia Tokyo trong màn pháo hoa rực rỡ
Ngay sau lễ khai mạc, sáng 25-8, các thành viên đoàn Paralympic Việt Nam sẽ chính thức nhập cuộc. Từ 7 giờ đến 9 giờ 45, 2 kình ngư Trịnh Thị Bích Như và Võ Thanh Tùng sẽ thi đấu ở vòng loại nội dung 50m tự do hạng thương tật S6 nữ và vòng loại nội dung 200m tự do hạng thương tật S5 nam. Nếu lọt vào đợt thi chung kết, cả hai sẽ thi đấu vào chiều tối cùng ngày.
Đoàn Paralympic Hàn Quốc diễu hành
Đoàn TTNKT Belarus
Đoàn Paralympic Việt Nam
Ngày 26-8, ngoài Bích Như và Thanh Tùng tiếp tục thi đấu vòng loại (và chung kết) 200m hỗn hợp hạng SM6 nữ và 100m tự do hạng S5 nam, đương kim vô địch hạng 49kg cử tạ nam Lê Văn Công sẽ thi đấu vòng chung kết từ 9 giờ sáng. Chấn thương vai dai dẳng khiến Lê Văn Công không có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ đại hội này nhưng anh vẫn quyết tâm thi đấu hết mình để mang huy chương về cho đoàn Paralympic Việt Nam.
Đội bơi TTNKT Việt Nam
Trịnh Thị Bích Như còn tranh tài thêm các nội dung khác của môn bơi gồm 100m ếch, 50m bướm trong khi Võ Thanh Tùng đăng ký thi đấu các nội dung 50m bướm, 50m ngửa và 50m tự do. Riêng Đỗ Thanh Hải chỉ tranh tài ở nội dung 100m ếch ngày 28-8.
Đôi vợ chồng điền kinh Cao Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Hải
Châu Hoàng Tuyết Loan tranh tài môn cử tạ hạng 55kg nữ vào chiều 27-8. Ở môn điền kinh, Nguyễn Thị Hải tranh tài nội dung ném đĩa vào ngày 28-8, đẩy tạ nữ ngày 2-9 còn Cao Ngọc Hùng tranh tài nội dung ném lao vào ngày 28-8.
Bình luận (0)