xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi doanh nhân đầu tư vào võ thuật không vì lợi nhuận

QUANG LIÊM

(NLĐO) - Tại Việt Nam, việc các doanh nhân đứng ra đầu tư vào võ thuật lại được xem là mạo hiểm, bởi ở môn thể thao này, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu những sàn đấu nhà nghề và chưa thể có được lợi nhuận cao.

Việc đầu tư vào thể thao của các doanh nhân xưa nay không hiếm, khi đây được xem là hình thức quảng cáo và kiếm tiền khá tốt, đặc biệt là bóng đá, bóng rổ hay các môn thể thao có lượng người xem đông đảo. Thế nhưng tại Việt Nam, việc các doanh nhân đứng ra đầu tư vào võ thuật lại được xem là mạo hiểm, bởi ở môn thể thao này tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu những sàn đấu quyết liệt và chưa thể có được lợi nhuận cao.

Yêu quá… nên đầu tư!

Hết vovinam, võ cổ truyền đến quyền Anh, có thể nói việc ông Trần Minh Tiến (nguyên Tổng giám đốc Lasta Multimedia) – Chủ tịch Liên đoàn quyền Anh Việt Nam, đứng ra tổ chức một sân chơi đúng nghĩa với những giải đấu hấp dẫn trong hơn 10 năm đã giúp người Việt Nam dần làm quen trở lại với các sàn - đài thi đấu, vốn đã bị công chúng lãng quên trong một thời gian dài. Cứ đến cuối tuần, sân chơi này lại sáng đèn giúp thể thao Việt Nam có lại được những trận đấu hấp dẫn, qua đó góp phần giới thiệu rất nhiều tuyển thủ quốc gia để mang vinh quang về cho Tổ quốc. Do vậy, khi Giải Let’s Việt không còn được tổ chức…do không thể lấy thu bì chi, giới hâm mộ võ thuật đều tỏ ra tiếc nuối và hy vọng sẽ sớm có một sân chơi mới từ ông "bầu" chịu chơi, chịu tổ chức giải chỉ vì quá yêu các môn võ này, trên cương vị một chủ tịch LĐ quyền Anh.

Tương tự bầu Tiến, ông bầu trẻ Trần Thái Nguyên hay bị bạn bè chọc: "Kiếm tiền vất vã xong lại quăng vào tổ chức giải quyền Anh chỉ để làm từ thiện". Tuy chỉ mới tổ chức lần đầu tiên vào cuối năm 2018, Giải boxing HBF lần 1 (Boxing Pro Tournament) tổ chức khá bài bản, chuyên nghiệp, được đông đảo người hâm mộ đón nhận, mở ra cơ hội phát triển boxing nhà nghề tại Việt Nam, khi thu hút khá đông võ sĩ tiếng tăm tham dự.

Khi doanh nhân đầu tư vào võ thuật không vì lợi nhuận - Ảnh 1.

Ông Trần Thái Nguyên (bìa phải) cùng võ sĩ Lê Thị Bằng và diễn viên Hồng Ánh vận động đóng góp giúp các võ sĩ có hoàn cảnh khó khăn tại giải HBF Pro 1.

Nói về điều này, chàng doanh nhân trẻ đang quản lý một công ty truyền thông cho biết: "Nhìn những giải boxing ở Thái Lan đông nghẹt khán giả hay những giải đấu lớn như UFC luôn trong tình trạng cháy vé, ngay cả xem qua truyền hình cũng phải trả tiền, chúng tôi nung nấu ý tưởng tổ chức giải boxing nhà nghề tại Việt Nam. Trước đây chúng ta có phong trào boxing phát triển rất mạnh và hiện nay đang phục hồi, do đó cần có giải đấu mang tính nhà nghề nhằm tạo sân chơi cho VĐV, kích thích phát triển phong trào, từ đó tìm kiếm các tài năng để bước ra võ đài quốc tế. Có thể chưa có được doanh thu, nhưng qua đó chúng ta phần nào thoả mãn được đam mê võ thuật và gắn kết các VĐV lại, rồi còn tổ chức từ thiện, CTXH giúp đỡ những võ sĩ khó khăn trong cuộc sống". 

Tại Giải HBF Pro 1 vừa qua, một số tiền khá lớn cũng được các VĐV quyên góp để giúp những VĐV khác gặp khó khăn trong cuộc sống.

Đầu tư vào võ thuật để trả nợ ân tình

Khi hết ông Lê Quốc Ân (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam) đến ông Mai Hữu Tín hay Phan Ngọc Huy đầu tư vào võ thuật, mọi người đều khá ngạc nhiên và đều đặt ra câu hỏi: đang ăn nên làm ra, tự dưng đổ tiền vào vovinam, vào muay làm chi? Để rồi câu trả lời hết sức giản đơn: "Việc đầu tư vào võ thuật như chúng tôi trả nợ ân tình mà võ thuật đã mang đến cho chúng tôi".

Khi doanh nhân đầu tư vào võ thuật không vì lợi nhuận - Ảnh 2.

Doanh nhân Mai Hữu Tín (bìa phải) quyết tâm đưa võ Việt đến mọi nẻo đường trên thế giới.

Nhiều năm là nhà tài trợ chính cho các hoạt động phát triển của Liên đoàn vovinam Việt Nam lẫn Thế giới, 2 doanh nhân thành đạt Lê Quốc Ân và Mai Hữu Tín đều tâm niệm: "Là người Việt, lại học võ Việt, món nợ lớn nhất vẫn là làm sao để để võ Việt ngẩng cao đầu trên trường quốc tế, khi mà chúng tôi đã mang được hàng hoá Việt sang nước ngoài rồi!". 

Có lẽ vì vậy, hiện tại, Liên đoàn Vovinam thế giới ngày càng vững mạnh, phát triển cả ở Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và đang hình thành tại Trung Quốc, một trong những cái nôi võ thuật của thế giới.

Khi doanh nhân đầu tư vào võ thuật không vì lợi nhuận - Ảnh 3.

Ông Phan Ngọc Huy (giữa) muốn đóng góp cho sự phát triển của võ thuật tại HCM vì cảm thấy mắc nợ ân tình.

Trong khi đó, là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của hệ thống tập luyện thể hình khá lớn tại Việt Nam, doanh nhân Phan Ngọc Huy quyết định tham gia vào BCH Liên đoàn Muay HCM chỉ để…cám ơn những gì mà võ thuật đã giúp ông thành đạt. Bởi ở hệ thống GYM và Fitness mà ông Huy quản lý, lượng người đến tập muay, quyền Anh giúp ông có được doanh thu khá tốt. Cảm thấy "mắc nợ", vậy là Phan Ngọc Huy trở thành Chủ tịch Liên đoàn Muay TP HCM để có thể "trả nợ" ân tình, giúp muay phát triển về chiều sâu chứ không chỉ là kiếm tiền từ nó mà thôi!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo