xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm lại từ lứa trẻ ?

Minh Ngọc

Bóng đá Tiền Giang có thừa tài năng trẻ, cũng không thiếu thầy giỏi nhưng suốt nhiều năm vẫn quanh quẩn ở các cuộc chiến trụ hạng chỉ vì thiếu định hướng đúng đắn

Đầu mùa Giải Hạng nhất 2010, lãnh đạo đội bóng cùng nhà tài trợ Hải Nhân giao chỉ tiêu cho CLB Tiền Giang phải lọt vào tốp 5. Thế nhưng, những khoản tài trợ rót xuống nhỏ giọt cùng việc lực lượng bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến đội bóng sông Tiền càng đá càng nản, rơi dần xuống nhóm chót bảng. Nội bộ lủng củng, tai tiếng bán độ, thay HLV liên tục..., những sự kiện đáng buồn đó cứ bám lấy bóng đá Tiền Giang như những ung nhọt...

img
Tiền đạo Phúc Hiệp (phải), một trong những trụ cột của đội Tiền Giang trưởng thành từ lứa vô địch U21 năm 2006. Ảnh: Hải Anh
 
Không thiếu thầy giỏi nhưng...
 
HLV Đỗ Văn Minh, một trong những người góp công lớn đào tạo một thế hệ tài năng trẻ của bóng đá Tiền Giang, chính là một “nạn nhân” điển hình kiểu “ăn xổi, ở thì” của đội bóng miền Tây này. Gắn bó với bóng đá trẻ Tiền Giang hơn chục năm, góp công lớn giúp Tiền Giang giành quyền thăng hạng V-League 2006 cũng vô địch Giải U21 quốc gia cùng trong năm, thế nhưng, chưa bao giờ HLV Đỗ Văn Minh có được chỗ đứng vững chắc ở đội bóng sông Tiền. Cứ mỗi khi Tiền Giang gặp nguy cấp, HLV Đỗ Văn Minh luôn được nhắc đến như giải pháp tình thế. Thế nhưng, chỉ cần một chút sơ sẩy, chiếc ghế của ông thầy giàu nhiệt huyết này lại được trao ngay cho người khác.
 
Chỉ tính trong 4 năm trở lại đây, các học trò ruột của HLV Đỗ Văn Minh đã 3 lần phải chứng kiến thầy mình được giao trách nhiệm cứu đội rồi sau đó phải ngậm ngùi lùi vào hậu trường, lo công tác đào tạo cầu thủ trẻ quen thuộc. Không chỉ ông Minh, trường hợp các HLV Phạm Văn Rạng, Trần Duy Hùng cũng “đi đi, về về” tương tự đã khiến đội bóng sông Tiền chưa bao giờ thực sự ổn định về chuyên môn. Nhiều cầu thủ sau khi chứng kiến thầy mình bị đối xử bạc bẽo trong khi các thầy ngoài tỉnh được trọng vọng đã tỏ ra bất mãn. Điều này lý giải tại sao từ HLV Nguyễn Kim Hằng, Vũ Trường Giang đến Nguyễn Văn Thịnh phải đội nón ra đi vì “quân bất phục”.
 
Nhân tài bất mãn ra đi
 
Nhìn sự xuống dốc qua từng năm của bóng đá Tiền Giang, nhiều người sẽ nghĩ đội bóng không có nhân tài nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Bóng đá Tiền Giang sở hữu một thế hệ trẻ đầy tài năng mà nhiều đội bóng lớn ở V-League cũng phải thèm muốn. Ngoài bộ tứ quen thuộc Long Giang, Phúc Hiệp, Quốc Anh, Nhật Tân, đội bóng sông Tiền còn có thủ môn Lê Minh Chiến, cặp tiền vệ Mã Duy Anh, Nguyễn Thanh Hải hay tiền đạo Lê Tấn Linh (cùng nằm trong đội hình tiêu biểu Giải U21 năm 2006)... Tiếc rằng chính sách đãi ngộ cũng như cách quản lý không tốt của lãnh đạo CLB đã dẫn đến những mâu thuẫn lớn để rồi một vài trụ cột đã quyết định chia tay đội bóng quê hương.
 
Điển hình là ngay đầu mùa, tiền vệ Mã Duy Anh đã khăn gói rời đội bóng để về đầu quân cho ĐTLA dù khả năng được đá chính ở vị trí tiền vệ tại đội bóng mới rất khó khăn. Trung vệ Nguyễn Thành Long Giang chấp nhận bị treo giày cả giai đoạn 1 để thanh lý hợp đồng, về đầu quân cho Navibank Sài Gòn trước khi được đội bóng ngân hàng cho SQC Bình Định mượn. Ở lượt về, Long Giang thi đấu rất tốt và đóng góp lớn cho đội bóng đất võ trong chiến dịch chạy đua giành quyền thăng hạng V-League. Ngoài ra, phải kể đến tiền đạo Tấn Linh, người đầu quân cho Nguyễn Hoàng Kiên Giang và vừa cùng đội bóng này giành quyền thăng hạng nhất 2011. Sẽ thật bi kịch nếu Tiền Giang rớt hạng trong khi thành công lại đến với những người con đã dứt áo quê hương đi lập nghiệp ở những mảnh đất khác!

Nên học bóng đá Bình Định

 
Vẫn còn sớm để nói đến chuyện xây dựng lại một đội bóng Tiền Giang mạnh mẽ như cách đây 5 năm, nhất là khi thầy trò HLV Phạm Văn Rạng đang phải chiến đấu từng ngày để nuôi hy vọng trụ lại giải hạng nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp Tiền Giang không may rớt hạng, đó cũng chẳng phải thảm họa quá lớn cho bóng đá sông Tiền nếu các cấp quản lý chịu khó nhìn nhận vấn đề, những sai lầm trong cách thức quản lý lỏng lẻo để tìm ra phương hướng xây dựng đội bóng tốt hơn. Vấn đề là liệu lãnh đạo đội bóng có dám mạnh tay làm lại từ lớp trẻ hay không mới là quan trọng. Điều này, Tiền Giang cần học hỏi Bình Định.
img
HLV Đỗ Văn Minh. Ảnh: Quang Liêm
 
Bóng đá Bình Định sau khi rớt hạng V-League cũng bị xem là thảm họa nhưng khi đó, lãnh đạo ngành đã chấp nhận hy sinh những lớp cầu thủ già nua để thay thế bằng những tài năng trẻ. Mất 3 năm cọ xát ở hạng nhất, hiện lớp cầu thủ mới này đang sắp biến mơ ước trở lại V-League của người hâm mộ đất võ thành hiện thực. Tâm sự cùng HLV Đỗ Văn Minh, ông cho biết dù đang tạm nghỉ 2 tháng ở nhà chăm sóc cha mẹ già đau yếu nhưng chỉ cần có hiệu lệnh từ cấp lãnh đạo, ông sẵn sàng bắt tay vào công cuộc cải tổ đội bóng. Nhiệt huyết của thầy Minh chắc chắn sẽ được các cầu thủ trẻ Tiền Giang ủng hộ nhưng vấn đề là bóng đá Tiền Giang sẽ xây dựng lại hay giữ nguyên, câu trả lời phụ thuộc vào cấp lãnh đạo.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo