Cử tạ:
Trở lại đấu trường ASIAD sau 4 năm, đối thủ của Thạch Kim Tuấn vẫn là... nhà vô địch Om Yun-chol cho dù lực sĩ người CHDCND Triều Tiên không tham dự bất cứ giải đấu quốc tế nào kể từ sau Olympic 2016.
Ở động tác cử giật, Thạch Kim Tuấn nhỉnh hơn Om 1 kg (128 kg và 127 kg) nhưng không ai không lo lắng cho VĐV Việt Nam. Tại ASIAD 2014, Om Yun Chol cũng chỉ thực hiện được 127kg ở động tác cử giật nhưng khi vào cử đẩy, anh đã đạt thành tích đến 170 kg.
Thạch Kim Tuấn lại thất bại trước Om Yun-chol - Ảnh: Đăng Hải
Lần này, Thạch Kim Tuấn do "tố" mức tạ khởi điểm thấp hơn (152kg) nên phải thi trước và... thành công. Om nâng mức tạ lên 160kg và cũng thành công, coi như vượt hơn Tuấn 7 kg. Tuấn không thành công ở hai lần thi sau đó lần lượt với các mức tạ 160kg và 161kg. Om cũng chẳng băn khoăn gì, ung dung nâng tạ lên 172kg và... thất bại cả hai lần, không phá được kỷ lục ASIAD lẫn thế giới.
Thạch Kim Tuấn (trái) lần thứ nhì giành HCB Á vận hội
Như vậy, "món nợ" ở ASIAD 2014 và Giải Vô địch thế giới 2014, Thạch Kim Tuấn đã không thể trả đủ với Om Yun-chol, đành chấp nhận tấm HCB thứ nhì liên tiếp ở các kỳ ASIAD. Đồng đội của anh Trần Lê Quốc Toàn chỉ xếp thứ tư, lỡ cơ hội tranh huy chương với một lực sĩ chủ nhà.
Đây là tấm HCB đầu tiên của thể thao Việt Nam tại ASIAD năm nay.
Bơi:
Không phải dự thi vòng loại buổi sáng, ở đợt thi chung kết 800m tự do nam buổi chiều, Nguyễn Huy Hoàng đã đoạt HCĐ với thành tích 7 phút 54 giây 32. Đây là thành tích ngoài mong đợi của bơi Việt Nam. Xếp trên kình ngư quê Quảng Bình là cái tên lừng lẫy Sun Yang (Trung Quốc, 7 phút 48 giây 36) và Takeda Shogo (Nhật, 7 phút 53 giây 01).
Đây là tấm HCĐ thứ ba của đoàn thể thao Việt Nam sau hai ngày tranh tài tại ASIAD 18.
Nguyễn Huy Hoàng về đích - Ảnh: Q.Liêm
Thành tích cự ly 800m tự do nam
Cử tạ nữ:
Với thành tích cử giật 80kg, cử đẩy 101kg và tổng cử 181kg, niềm hy vọng Vương Thị Huyền chỉ xếp thứ 4 chung cuộc ở hạng 48kg nữ, xếp sau Ri Song-gum (CHDCND Triềun Tiên, 199kg), Sri Wahyuni Agustiani (Indonesia, 195kg) và Thunya Sukcharoen (Thái Lan, 189kg). Đồng đội Nguyễn Thị Thuý xếp ngay sau Huyền với thành tích tổng cử 177kg.
Lực sĩ Vương Thị Huyền - Ảnh: Đăng Hải
Như vậy, niềm hy vọng ngày đầu tiên của bộ môn cử tạ dồn cả lên vai bộ đôi lực sĩ Thạch Kim Tuấn và Trần Lê Quốc Toàn ở hạng 56kg nam, sẽ bước vào tranh tài lúc 17 giờ.
Đấu kiếm:
Thắng 3 tay kiếm Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc nhưng thất thủ trước hai đối thủ mạnh đến từ Hong Kong TQ và Đài Bắc TQ, kiếm thủ Đỗ Thị Anh giành quyền đi tiếp vào vòng 16 nội dung liễu kiếm cá nhân nữ.
Sau khi giành 3/5 trận thắng ở vòng bảng môn kiếm chém nam, Vũ Thành An đánh bại tay kiếm chủ nhà Setiawan Indra Agus với tỉ số 15-9, đoạt vé đi tiếp vào tứ kết chờ đối đầu cùng Sayed Ali Pakdaman (Iran).
Tuy nhiên, do để thua với tỉ số 11-15, kiếm thủ số 1 Việt Nam đành dừng bước ở tứ kết, không thể hy vọng đua tranh tấm huy chương Á vận hội.
Bóng chuyền trong nhà:
Trước đối thủ mạnh Trung Quốc, tuyển nam Việt Nam thi đấu quyết liệt ở ván thứ nhất, liên tục dẫn điểm và thắng với điểm số 25-23. Ván hai, các học trò HLV Phùng Công Hưng thắng tíếp 26-24.
Đội Trung Quốc vùng dậy mạnh mẽ, thắng lại 2 ván kế tiếp với cách biệt khá sít sao về điểm số 25-19 và 25-22. Đôi bên sẽ phải buớc vào ván đấu quyết định thứ 5.
Tuyển Việt Nam thi đấu đầy hứng khởi trước Trung Quốc - Ảnh: Đăng Hải
Tỉ số ván quyết định ban đầu có phần nghiêng về cho tuyển Trung Quốc nhưng rồi ở điểm số 9-13, tuyển Việt Nam tung ra hết những đòn đánh đầy uy lực. Điểm số giằng co từ 13-13 cho đến 19-19, sau đó, một pha tấn công ăn điểm của Từ Thanh Thuận và pha chắn bóng thành công của Lê Thành Hạc mang về chiến thắng nghẹt thở 21-19 và chung cuộc 3-2 cho tuyển Việt Nam.
Chủ công Từ Thanh Thuận thi đấu bùng nổ - Ảnh: Đăng Hải
Chiến tích của tuyển nam Việt Nam đáng ghi nhận ở chỗ trình độ vượt trội của đối thủ: Tuyển nam Trung Quốc hiện xếp hạng 20 thế giới, hạng 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Iran. Trung Quốc cũng đã từng 3 lần vô địch bóng chuyền ASIAD các năm 1986, 1990, 1998.
Ở bảng E tại ASIAD 18, tuyền Việt Nam còn phải đương đầu với đối thủ nặng ký Thái Lan và Sri Lanka để hy vọng giành quyền vào vòng trong (sáu bảng đấu với 24 đội sẽ chọn ra hai đội nhất nhì mỗi bảng đi tiếp, tranh hạng từ 1-12).
Tỉ số trận đấu nghiêng về tuyển Việt Nam
Quần vợt:
Lý Hoàng Nam đã có chiến thắng dễ dàng 2-0 (6/0, 6/0) trước tay vợt của Maldives Ahmed Saai Waheed ở vòng 1 nội dung đơn nam.
Nội dung đơn nữ, hai tay vợt nhập tịch Ly Nguyen Savanna và Fodor Csilla đều bại trận với tỉ số 0-2 trước Han Nalae (Hàn Quốc) và Sabina Sharipova (Uzbekistan).
Trịnh Linh Giang không thể đi tiếp ở nội dung đơn nam khi thất bại trước tay vợt 25 tuổi hạng 313 ATP người Kazakhstan Denis Yevseyev tại vòng 2 hôm 20-8. Linh Giang thua cuộc sau 2 ván với cùng tỉ số 1-6.
Thi đấu vòng 2, Lý Hoàng Nam gặp đối thủ Ahmed Saai Waheed của Maldives để tranh vé đi tiếp. Sau khi bị dẫn trước với tỉ số 0-6, 0-4 thì đối thủ của Hoàng Nam xin bỏ cuộc vì chấn thương.
Cầu mây:
Độii tuyển nữ Việt Nam có chiến thắng thứ 3 nội dung đồng đội regu khi vượt qua Nhật Bản với tỉ số 2-1.
Wushu:
Môn Thái cực quyền, Trần Thị Khánh Ly chỉ đạt 9,66 điểm, xếp hạng 5. Dẫn đầu nội dung này là võ sĩ chủ nhà Lindswell Lindswell với 9,75 điểm.
Phạm Quốc Khánh thể hiện rất tốt bài Nam quyền, tạm xếp hạng nhì với 9.71 điểm. Nếu thi đấu tốt ở nội dung Nam côn ngày mai, Quốc Khánh tràn trề cơ hội đoạt huy chương. Đồng đội của anh là Cao Khắc Đạt chỉ đạt 9,59 điểm, xếp hạng 8/23 nội dung Nam quyền.
Taekwondo:
Võ Quốc Hưng giành thắng lợi 40-11 trước Kankani Thisara, đi tiếp vào vòng 16 hạng 58kg nam. Niềm hy vọng Hồ Kim Ngân ở hạng 53kg nữ gặp đối thủ mạnh Liu Kaiqi (Trung Quốc), chịu thua với điểm số 5-19, dừng bước ở vòng 16. Bạc Thị Khiêm ở trận đấu loại trực tiếp vòng 16 hạng 67kg nữ đã thua 8-2 trước Melika (Iran).
Sau khi bị sự cố kỹ thuật ở giữa hiệp 2 khiến trận đấu phải tạm dừng hơn 1 giờ, võ sĩ Võ Quốc Hưng đã chiến thắng võ sĩ Nepal Guvaju Saga với chiến thắng đậm đà 25-5 ngay trong hiệp 2 để bước vào tứ kết. Chỉ tiếc là sau đó, anh không thể làm hơn ứng viên vô địch nặng ký người Iran Fallah Farzan khi thua ở điểm số 6-13. Đây cũng là võ sĩ đối kháng cuối cùng của taekwondo Việt Nam thi đấu trong ngày 20-8..
Võ Quốc Hưng tấn công đòn chân - Ảnh: Q.Liêm
Bơi:
Lê Nguyễn Paul ở cự ly 50m ngửa đạt thành tích 26 giây 20, không vào được chung kết.
Tiếp tục xuống nước ở cự ly 200m hỗn hợp, Lê Nguyễn Paul chỉ về đích sau 2 phút 05 giây 08, bị loại.
Ở nội dung 200m ếch nữ, Ngô Thị Ngọc Quỳnh về đích với thời gian 2 phút 44 giây 84, không đủ để vào chung kết đợt bơi này.
Xuống nước ở cự ly tiếp sức nam 4x200m tự do, bộ tứ Kim Sơn-Huy Hoàng-Đình Chuyền-Quý Phước về đích với thông số thành tích 7 phút 30 giây 37, xếp hạng 3 đợt thi vòng loại đầu tiên sau Trung Quốc và Singapore, giành vé vào chung kết với thứ hạng 5/8.
Bắn súng:
Xạ thủ Nguyễn Duy Hoàng ở nội dung súng trường hơi 10m chỉ đạt 612,6 điểm, xếp hạng 33/44, không được quyền tham dự đợt bắn chung kết. Xạ thủ 17 tuổi Iwaki Ai không lọt vào chung kết nội dung 10 m súng trường nữ khi cô chỉ đứng thứ 24 vòng loại với 613 điểm.
Môn đĩa bay nam, Lê Nghĩa đứng thứ 17 vòng loại. Nguyễn Hoàng Điệp đứng thứ 23.
Bảng tổng sắp huy chương sau ngày 20-8 (tính đến 21 giờ)
Bình luận (0)