xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năm hạn của bóng đá Việt

ANH DŨNG

Chín CLB bị xóa sổ, hàng trăm cầu thủ thất nghiệp, đội tuyển quốc gia thảm bại ở AFF Suzuki Cup, kinh tế khó khăn bao trùm cả làng bóng... - năm 2012 đã đánh dấu một cột mốc ảm đạm nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam

Hồi sắp sửa bước sang năm 2012, sự xuất hiện của Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) do các ông bầu giàu nhiệt huyết đứng ra thành lập đã đem lại không ít hy vọng “hóa rồng” cho bóng đá Việt Nam.
 
Tuy nhiên, những biến động nhân sự nơi thượng tầng VPF cùng với cơn lốc khủng hoảng tài chính đã xóa tan những hoài bão của bóng đá Việt. Báo Người Lao Động  điểm lại 3 sự kiện chính trong một bức tranh tổng thể vốn ít điểm sáng, nhiều ảm đạm của bóng đá nước nhà năm 2012.

Cú sốc bầu Kiên

Là một trong 4 ông bầu đứng đầu VPF, phụ trách công tác tìm kiếm và huy động nguồn tài chính để duy trì hoạt động tổ chức các giải trong nước, lại trực tiếp quản lý cùng lúc 2 đội bóng thi đấu ở V-League và Giải Hạng nhất quốc gia là CLB Bóng đá Hà Nội và Trẻ Bóng đá Hà Nội, phó chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã tạo ra một cú sốc lớn.
 
img
Trận thua Philippines 0-1 góp phần khiến tuyển Việt Nam sớm bị loại khỏi AFF Suzuki Cup 2012
 - một trong những cú sốc lớn nhất trong nãm. Ảnh: ĐỨC ĐỒNG
 
Dù quyết định tống giam bầu Kiên không liên quan đến hoạt động bóng đá nhưng đã tác động không nhỏ đến tình hình bóng đá trong nước. Hai đội bóng do ông quản lý buộc phải ngừng hoạt động, không đăng ký tham dự mùa giải 2013. Hàng chục cầu thủ rơi vào cảnh thất nghiệp.

Dù lãnh đạo VPF khẳng định mọi công tác chuẩn bị cũng như tổ chức mùa giải 2013 vẫn tốt đẹp nhưng cú sốc mà bầu Kiên để lại sẽ khiến công tác tìm kiếm thêm những doanh nghiệp sẵn sàng chung tay tài trợ bóng đá Việt Nam trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Đội tuyển thảm bại

Tám năm kể từ khi bị loại ở vòng bảng AFF Cup 2004, đội tuyển Việt Nam mới lại vắng mặt ở một vòng bán kết của các giải đấu khu vực (tính cả SEA Games lẫn AFF Suzuki Cup). Chỉ giành được một trận hòa 1-1 trước Myanmar rồi liên tiếp thua Philippines 0-1 và thua Thái Lan 1-3, HLV Phan Thanh Hùng đã đứng ra nhận mọi trách nhiệm và xin từ chức.
 
Đáng tiếc là ngoài ông Hùng, không một thành viên nào khác của ban lãnh đạo VFF đủ can đảm nói lời từ chức. Thậm chí, dư luận còn bức xúc hơn khi chứng kiến không ít lãnh đạo VFF đã đổ hết trách nhiệm cho HLV Phan Thanh Hùng và một số cầu thủ bị cho là cố tình phá đội tuyển.
Năm 2011, trong buổi họp mổ xẻ thất bại ở SEA Games 2011, chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đã vắng mặt với lý do bận sang Nhật Bản gặp đối tác để tìm tài trợ cho bóng đá Việt Nam. Số tiền khi đó được VFF “khoe” lên đến 68 tỉ đồng, riêng đội tuyển quốc gia sẽ được dành 20 tỉ đồng để chuẩn bị cho AFF Cup 2012.
 
Tuy nhiên, toàn bộ quá trình tập huấn, trừ một số trận đấu ở Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Indonesia do đối thủ đài thọ toàn bộ kinh phí, còn lại thầy trò HLV Phan Thanh Hùng chủ yếu tập huấn ở... Nha Trang. Ngay cả khi lên đường sang Thái dự AFF Cup, có không ít tuyển thủ rất mong đợi được nghe lãnh đạo treo thưởng động viên nhưng rốt cuộc chỉ là sự im lặng.

Cú sốc K.Khánh Hòa

Trong 9 CLB bị giải thể hoặc chuyển giao cho địa phương khác, cay đắng nhất là trường hợp của  K. Khánh Hòa. Quyết định bán đứt đội bóng cho Hải Phòng, xóa sổ luôn các tuyến trẻ của nhà tài trợ là Tổng Công ty Khánh Việt như một đòn giáng vào niềm kiêu hãnh 36 năm làm bóng đá của những người con phố biển.
 
Ngoài 14 trụ cột và ban huấn luyện K.Khánh Hòa được chuyển giao cho Hải Phòng, gần 100  người liên quan đến bóng đá Khánh Hòa bỗng nhiên rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc phải trở về Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh chờ phân công việc mới.

Người hâm mộ Khánh Hòa rất đau nhưng buộc phải chấp nhận khi nhìn vào tình cảnh hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản. Nếu không tâm huyết, chẳng ai dại bỏ hàng chục tỉ đồng mỗi năm để đầu tư cho bóng đá, ngành nhiều bất trắc tại Việt Nam.

Điểm sáng Học viện Arsenal

Trong bức tranh ảm đạm, Học viện Arsenal-HAGL JMG của bầu Đức nổi lên như một điểm sáng, mang lại chút hy vọng cho người hâm mộ bóng đá nước nhà. Sau chuyến tập huấn 1 tháng tại châu Âu qua 3 nước Anh, Pháp và Bỉ, 4 cầu thủ trẻ Đông Triều, Tuấn Anh, Công Phượng và Xuân Trường đã bất ngờ được HLV Arsene Wenger của CLB Arsenal yêu cầu sang tập huấn 2 tuần tại London. Dự kiến tháng 3 tới, thầy trò HLV Guillaume Graechen sẽ đại diện cho bóng đá trẻ Việt Nam sang Nhật tham dự giải U19 quy tụ 16 đội U19 của các quốc gia phát triển bóng đá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo