Trong một buổi tiệc tổng kết V-League, một nhóm cầu thủ gốc TPHCM đã trêu nhau rằng nên tranh thủ nhờ “cò” kiếm cho mấy tỉ đồng lót tay để dành dụm vì biết đâu chỉ vài năm nữa, các doanh nghiệp mà bỏ V-League thì hết mơ được chuyển nhượng tiền tỉ. Không ngờ, lời nói đùa đó đã nhanh chóng trở thành sự thực với việc Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long bắn phát pháo đầu tiên rút lui khỏi bóng đá Việt, khiến không ít người bắt đầu lo lắng.
Ông bầu nghỉ chơi, “cò” hết đất sống
Nếu chỉ có 4 ông bầu là bầu Kiên của Hà Nội ACB (có cổ phần trong KienlongBank, nhà tài trợ chính của CLB KienlongBank Kiên Giang), bầu Thắng của ĐTLA, bầu Đức của HAGL và bầu Trường của V.Ninh Bình rủ nhau bỏ làm bóng đá, có thể Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vẫn không sợ. Thế nhưng, nếu không may hiệu ứng chán bóng đá Việt lây sang cả những ông chủ tịch máu bóng đá khác như bầu Tuấn (B. Bình Dương), bầu Hiển (Hà Nội T&T và có SHB thuộc Tập đoàn T&T tài trợ đội Đà Nẵng), bầu Thọ (Navibank Sài Gòn) hay bầu Thụy (Sài Gòn Xuân Thành)... khi đó V-League chẳng khác nào một giải đấu của thời bao cấp. Đơn giản vì ngoài những đội bóng do doanh nghiệp sở hữu riêng thì các CLB còn lại như Thanh Hóa, SLNA, V.Hải Phòng, K.Khánh Hòa hay Đồng Tháp dù mang tiếng là đã lên chuyên nghiệp, có công ty và con dấu riêng nhưng thực tế mọi hoạt động vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của địa phương.
Khi nhiều doanh nghiệp không còn mặn mà với bóng đá đỉnh cao cấp CLB, những vụ lót tay
Thế nhưng mặt khác, khi giới “cò” hết đất sống thì thị trường chuyển nhượng Việt Nam sẽ không còn là điểm đến thu hút đối với các cầu thủ có chất lượng, vô hình trung cũng khiến mặt bằng chất lượng V-League tụt lại so với các nước trong khu vực. Đó cũng là điều mà VFF và các doanh nghiệp phải tính toán đến nếu không muốn góp tay đẩy đội tuyển quốc gia vào tình cảnh sa sút.
Cầu thủ muốn khá thì...ra nước ngoài
Thái độ đón nhận sự kiện bầu Long bỏ bóng đá và bầu Kiên công kích VFF của giới cầu thủ trong nước khá khác nhau, nhất là một số cầu thủ phía Nam đang có ý định xin đầu quân cho Hòa Phát Hà Nội ở mùa giải 2012 đã ngỡ ngàng trước tin CLB đổi chủ. Ngoài ra, nhiều cầu thủ của Hòa Phát buộc phải nhờ “cò” liên hệ với các đội bóng khác vì nguy cơ thất nghiệp khá cao.
Bình luận (0)