xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Pho võ học của miền Nam

Quang Liêm

Ở làng võ Việt Nam, nhiều người biết đến môn phái Võ Lâm Tân Khánh - Bà Trà mà các võ sinh người nước ngoài gọi tắt là Takhado dù xuất thân của môn võ này đến từ Bình Dương…

 Có lẽ vì vậy, những môn sinh của phái võ này thường cư xử rất nhẹ nhàng, từ tốn như chính vị truyền nhân Võ Lâm Tân Khánh - Bà Trà là võ sư Hồ Tường, hiện đang là Trưởng Ban huấn luyện Lớp Võ lâm tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM.

Sinh năm 1954 tại ấp Khánh Thạnh, xã Tân Phước Khánh, quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là khu phố Khánh Thạnh, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), là con út trong số 3 người con trai của lão võ sư Hồ Văn Lành (tức Từ Thiện), một võ sư nổi tiếng thời bấy giờ, ngay từ nhỏ, Hồ Tường đã nhận được sự chân truyền võ thuật từ cha mình, với hơn 200 bài quyền và bài binh khí. Sau ngày đất nước thống nhất, cậu sinh viên văn khoa của ĐH Văn khoa Sài Gòn ngày ấy đã cùng một số võ sư khác đề nghị cho khôi phục lại các hoạt động võ thuật thông qua bài phân tích của mình trên Báo Sài Gòn Giải phóng. Nhờ vậy, năm 1979, TP HCM là nơi đầu tiên cho phép các lớp võ hoạt động để kiến tạo trở lại phong trào võ thuật Việt Nam, trong đó có sự đóng góp của vị võ sư trẻ.

Pho võ học của miền Nam - Ảnh 1.

Võ sư Hồ Tường biểu diễn trong một buổi giao lưu võ thuật

(Ảnh do nhân vật cung cấp)

Với làng võ Việt, đóng góp của võ sư Hồ Tường phải kể đến vốn học thuật của ông. Võ sư này không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và giới thiệu cho mọi người về các nền văn hóa, võ học gắn liền với truyền thống dân tộc Việt. Với gần 20 đầu sách về võ thuật mà đặc biệt là chuyên san Sổ tay võ thuật của ông, rất nhiều người đã biết đến võ học Việt Nam không chỉ là các phương pháp đấm đá, tự vệ mà còn là những câu chuyện lễ nghĩa, văn hóa gắn với từng thế tấn, bài quyền. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa như: Đình Nam Bộ, Tín ngưỡng và nghi lễ (viết chung với Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường), Tục lệ thờ Hai Bà Trưng và Liễu Hạnh Thánh mẫu, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, Đình ở TP HCM, Nghi lễ vòng đời người… cũng được võ sư quảng bá và được nhà nước trao tặng "Huy chương vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa" vào năm 2000. Vì vậy, các võ sinh nước ngoài khi đến Việt Nam hay tìm tới vị tiến sĩ - võ sư này đầu tiên để có được cái nhìn tổng quát về võ học Việt Nam.

Năm 2013, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam cũng đã xác lập kỷ lục cho vị võ sư xứ Tân Uyên là võ sư dạy võ miễn phí cho sinh viên và công nhân lâu năm nhất của Việt Nam. Từ năm 1995, hàng ngàn võ sinh đã được ông dạy võ miễn phí bằng chính tâm huyết của mình. Ông cho biết: "Năm 1995, tôi đề xuất với Ban Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM mở lớp võ miễn phí cho sinh viên nam nữ học vào các tháng 10, 11 và 12 hằng năm và được chấp thuận. Mục đích duy nhất mà tôi hướng đến là giúp cho các bạn có một sân chơi võ thuật để rèn luyện thân thể, đồng thời giữ gìn võ cổ truyền của dân tộc".

Số võ sinh ngày càng đông, sân tập luyện cũng được nâng cấp, phát huy thành quả đã đạt được, từ năm 2008, võ sư Hồ Tường đã bắt đầu mở thêm lớp dạy võ miễn phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Bên cạnh việc đến lớp luyện võ, các sinh viên - học sinh còn được võ sư Hồ Tường cho tham gia biểu diễn cờ người võ thuật cùng ông tại các lễ hội văn hóa lớn ở TP HCM và các tỉnh thành lân cận. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo